Cập nhật 12/06/2013 12:00:00 SA

Cầu Vĩnh Thịnh - huyết mạch Vành đai 5

Cầu Vĩnh Thịnh - huyết mạch của Vành đai 5 - dự kiến hoàn thành vào năm 2015, với tổng kinh phí 1.800 tỷ đồng. Đây là cây cầu bắc qua sông Hồng dài nhất từ trước đến nay. Hiện, trên 800 công nhân và kỹ sư trong nước và nước ngoài đang làm việc 3 ca/ngày, đêm để cây cầu về đích như dự kiến.

Cầu Vĩnh Thịnh bắt đầu khởi công xây dựng từ 18/12/2011, dự kiến hoàn thành 01/01/2015, tuy nhiên, với tốc độ thi công chất lượng, thần tốc vượt xa kế hoạch như hiện nay, thời gian này sẽ được rút ngắn trước 6 tháng, như vậy, tháng 6/2014 đã thông cầu và đưa vào khai thác (không thu lệ phí).

Đây cũng là cây cầu bê-tông cốt thép dự ứng lực vượt sông Hồng dài nhất từ trước đến nay, nằm trên Quốc lộ 2C. Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải; Quản lý dự án: Ban Quản lý Dự án Thăng Long. Tư vấn thiết kế và giám sát: Liên doanh tư vấn Yooshu –SamDo (GSEVC). Với tổng chiều dài 5.487m, bắt đầu từ nút giao thông Quốc lộ 32 và điểm kết thúc ở xã Vĩnh Thịnh –Vĩnh Tường, gồm 99 nhịp, trong đó có 9 nhịp qua sông dài 880m; 90 nhịp còn lại đi trên các trục đường 2 bên bờ sông; cầu có chiều rộng 16,5m, chia làm 4 làn. Cầu có 2 phần chính: phần kết cấu bên trên: các phương tiện đi lại; phía dưới gồm trụ cầu và phần móng.

Tuy nhiên, điều mà bà con 2 bên bờ sông Hồng và các tỉnh nằm trên Vành đai 5 quan tâm là cây cầu đã giúp họ nối vòng tay lớn trong thông thương kinh tế. Rút ngắn khoảng cách giao lưu văn hoá – xã hội, trên một vùng rộng lớn từ các tỉnh Tây Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Hoà Bình, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định và ngược lại. Song, vui nhất có lẽ vẫn là người dân Vĩnh Phúc, đặc biệt là bà con Vĩnh Thịnh, nơi có đàn bò sữa lớn nhất tỉnh - khi cầu thông suốt việc kết nối họ với Thủ đô Hà Nội chỉ trong tầm tay, nhất là trong việc vận chuyển sữa về nhà máy. Mặt khác, khi cầu thông suốt sẽ giúp người dân và các phương tiện tham gia giao thông an toàn hơn, tiết kiệm được rất nhiều thời gian chờ phà, nhất là vào mùa mưa lũ.

Trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Hoàng Cường, Cán bộ Phòng Kế hoạch, Dự án thi công cầu Vĩnh Thịnh, cho biết: “Nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công cầu, sớm đưa vào sử dụng đội ngũ công nhân và kỹ sư chúng tôi phải làm việc cả ngày lẫn đêm, song, không phải vì thế mà việc đảm bảo chất lượng và an toàn lao động bị lơ là. Nhà báo thấy đấy, ngoài việc học tập, quán triệt nội quy an toàn lao động tuyệt đối trên công trường, chúng tôi còn có rất nhiều panô, áp phích nhắc nhở, hướng dẫn, cảnh báo an toàn lao động tới từng bộ phận thi công trên toàn tuyến với 2 thứ tiếng Việt – Hàn. Đảm bảo chất lượng tốt nhất, về đích sớm và ATLĐ trên công trường vẫn là mục tiêu số 1 của chúng tôi”.

theo báo kinh tế nông thôn

Danh sách hội viên

Đăng ký hội viên

Vui lòng điền thông tin đăng ký sau đây

Họ và tên
Giới tính
Email

Hát về Vĩnh Tường