Làng cổ Vạn Hạnh (nay là thôn Phú Hạnh, xã Thượng Trưng) không chỉ được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng mà còn nổi tiếng với văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú. Từ nhiều đời nay, người làng Vạn Hạnh đã làm nên các loại bánh dân dã thấm đượm hồn quê như: Bánh hòn tai, bánh tẻ mật, bánh giầy...; song có lẽ, món ăn để lại ấn tượng sâu đậm nhất chính là bánh đúc. Đây là món ăn cổ truyền, quen thuộc, gần gũi của làng – quen thuộc đến mức tên bánh đúc đã thực sự gắn với tên làng.
Bọn trẻ con chúng tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo, cuộc sống tuy vất vả nhưng tôi thấy hạnh phúc với những năm tháng tuổi thơ ấy. Đó là những buổi chiều theo tụi bạn thả diều trên bờ kênh, những lần trốn học bị đòn roi, những tiếng cười gọi nhau í ới… nhưng hạnh phúc nhất vẫn là được ăn chiếc bánh hòn tai – món quà quê mỗi lần đi chợ về của bà của mẹ.
"Nếu có dịp, mời anh về quê tôi. Tôi sẽ tự tay bắt cá làm cho anh nhậu một bữa. Mà anh biết sao không? Phải nhậu giữa đồng, lúc sắp tắt nắng ấyl Lúc đó gió đồng lồng lộng, ta ngồi giữa mênh mông trời đất, nhìn chỏm nắng trên ngọn cau, ngắm đàn cò bay về tổ, người khói đốt đồng thơm mùi rạ cháy, tay nâng ly rượu trong như mắt mèo đưa lên ngang mắt ngắm qua một chút rồi mới tợp một ngụm, rồi xé miếng cá nướng thơm phức kẹp với rau sống, thêm ngọn rau thơm, lùa vô đầy miệng nhai mới đã! Lại cắn thêm trái ớt xanh nữa... Ối! Phải biết nhá! "
Tam Phúc là vùng đất xung quanh làng ao đầm dày đặc, trong ao bèo tây rất tốt, ngoài đầm thì giong le, trang, súng xanh rờn, một vùng đất tốt thuận lợi cho các loài thủy sản sống và sinh sản, đặc biệt là hai loài: Ốc Nhồi và Lươn.
Không hiểu sao cứ mỗi độ tết đến xuân về lòng tôi lại nao nao khó tả. Tôi thấy nhớ thấy mong được hưởng không khí của ngày tết quê hương. Được sắp mâm ngũ quả, được cắm cành đào, được gói bánh Trưng,… Nhưng năm nào tôi cũng thấy thiếu đi một điều gì đó quan trọng lắm đã gắn liền với tuổi thơ tôi, với một thời ấu thơ nghèo khó, một thời cả xã hội trong cơn chuyển mình của đêm trước đổi mới, thiếu thốn trăm bề. Giờ đây, khi cuộc sống ấm no đầy đủ, tôi lại ước ao được ngồi trông bánh trưng trong gian bếp tranh nền đất, được xem người lớn chế biến món ăn, được chờ đợi vớt bánh trưng và ăn bữa cơm tất niên với món ăn mà tôi không thể nào quên được: món CÁ NƯỚNG HẠ THỔ.
Nếu một ngày ghé qua huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, bạn đừng quên nếm thử món bánh trùng mật mía đặc sản nơi đây.
Thịt chó là món ăn khoái khẩu của dân ta. Cách thức chế biến thít chó của các nơi thường giống nhau; nhưng cũng có nơi gia giảm đôi chút và nơi nào cũng cho rằng thịt chó quê mình "ngon nhất đời?
Su su là loài cây họ bầu, bí; lá to bằng hai bàn tay người lớn ghép lại, trông gần giống lá mướp nhưng su su lại có mầu xanh nhạt hơn; dây có tua cuốn bám chặt vào giàn; hoa nhỏ đơn tính màu vàng kem; mỗi cuống lá có vài chùm hoa đực và một hoa cái hình quả chùy nhỏ; quả lớn bằng nắm tay hình trái lê, da sần sùi có gai mềm, chứa một hạt lớn bọc trong vỏ mỏng.
Nếu có dịp về thôn Trung, xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), bạn sẽ được chủ nhà nồng hậu thết đãi món ăn đặc sản của vùng quê này, món đậu Rùa.
Trang 1/1 - Tổng số 9 bài viết