Người dân xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường hoá trang thành nông dân, thợ rèn, lái buôn, thầy đồ... trình diễn tích trò, mong ước một năm mới bình an, mưa thuận gió hòa.
Di tích miếu Tây Lư là di tích lịch sử- cách mạng :Nơi diễn ra nhiều
hoạt động cách mạng góp phần quan trọng trong việc đấu tranh giành chính quyền ở Vĩnh Tường nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung ( giai đoạn 1939-1945) và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tính đến thời điểm này (2016 - nay), trên địa bàn huyện Vĩnh Tường đã có hàng chục công trình văn hóa được trùng tu, tôn tạo với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Điều đáng nói, nguồn vốn Vĩnh Tường dùng để trùng tu, tôn tạo các ti tích văn hóa đều từ đóng góp của nhân dân .
Du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch giúp cho con người phục hồi sức khỏe và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, những căng thẳng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống. Đây là loại hình du lịch truyền thống có từ hàng ngàn năm trước.
Xã Thượng Trưng nằm ở phía Bắc của huyện Vĩnh Tường, được hình thành trên cơ sở của 5 làng cổ trước đây là: Thượng Trưng, Thọ Trưng, Phú Trưng, Phú Thứ và Phú Hạnh thuộc tổng Thượng Trưng, phủ Vĩnh Tường. Phần lớn diện tích đất của xã Thượng Trưng thời thượng cổ vẫn nằm trong dòng chảy của sông Hồng, chính dải vòng cung thượng – hạ Hạnh, đầm Thượng, đầm Hạnh, đầm Minh bây giờ là luồng lạch của sông Hồng. Thôn Phú Hạnh ở vị trí giữa xã bây giờ vẫn còn lưu truyền cái tên làng chài Vạn Hạnh. Về sau dòng chảy này bị chia cắt, bồi đắp lên một vùng đất màu mỡ để rồi cùng với quá trình lao động liên tục, những khối óc đầy thông minh sáng tạo của con người nơi đây đã khai phá, cải tạo, đắp đê ngăn lũ, chống lụt mà hình thành nên một cộng đồng cư dân sinh sống tập trung thật đông đúc, trù phú như ngày nay.
Làng cổ Vạn Hạnh (nay là thôn Phú Hạnh, xã Thượng Trưng) không chỉ được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng mà còn nổi tiếng với văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú. Từ nhiều đời nay, người làng Vạn Hạnh đã làm nên các loại bánh dân dã thấm đượm hồn quê như: Bánh hòn tai, bánh tẻ mật, bánh giầy...; song có lẽ, món ăn để lại ấn tượng sâu đậm nhất chính là bánh đúc. Đây là món ăn cổ truyền, quen thuộc, gần gũi của làng – quen thuộc đến mức tên bánh đúc đã thực sự gắn với tên làng.
Trong khi cả làng đã bỏ nghề do "bí đầu ra", thì hộ gia đình chị Lợi - anh Hùng, ở Tứ Trưng, Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) vẫn thủy chung gìn giữ nghề làm hương truyền thống của làng.
Chùa Tùng Vân là ngôi chùa cổ, lớn nhất khu vực huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc). Xây dựng cách đây hơn 300 năm vào thời Lê Huy Tông, và được cấp bằng chứng nhận di tích văn hóa cấp quốc gia năm 1992. Mặc dù trải qua những thăng trầm, biến cố của các cuộc chiến tranh trong lịch sử dân tộc, rồi qua nhiều đợt tu bổ, trùng tu nhưng trong chùa vẫn giữ được nguyên vẹn khá nhiều pho tương cổ cùng một số bảo vật vô giá. Với kiến trúc độc đáo mang đậm không gian văn hóa Việt, chùa Tùng Vân, Đình làng Thổ Tang đã và đang dần kiến tạo thành khu du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng lâu đời tại Việt Nam.
Ngày 26/3 (tức ngày 15/2 âm lịch), tại sân Hữu Huyền Cung (đền Thõng) thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Tây Thiên năm 2013.
Thiền Viên Trúc Lâm Tây Thiên - Là ngôi chùa có kiến trúc hoành tráng nhất miền bắc Việt nam, Thiền viện Trúc lâm Tây thiên đại diện cho tinh thần khoáng đạt của Thiền phái Trúc Khương Tăng Hội và Trúc Lâm tam tổ sáng lập. Toạ lạc trên sườn núi Tam đảo, Thiền viện hoà mình vào cảnh đá núi, thông reo. Mỗi du khách đến đây đều có cảm giác như được trở về ngôi nhà tự do của chính mình.
Những chú trâu bò bện từ... rơm rạ rầm rộ "xuống đồng" trong ngày mùng 4 tết âm lịch - trong lễ hội đặc biệt diễn ra tại xã Đại Đồng – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc hôm nay. Lễ hội tái hiện hoạt động nghề nghiệp mà đức thánh xưa đã dạy cho dân.
Bọn trẻ con chúng tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo, cuộc sống tuy vất vả nhưng tôi thấy hạnh phúc với những năm tháng tuổi thơ ấy. Đó là những buổi chiều theo tụi bạn thả diều trên bờ kênh, những lần trốn học bị đòn roi, những tiếng cười gọi nhau í ới… nhưng hạnh phúc nhất vẫn là được ăn chiếc bánh hòn tai – món quà quê mỗi lần đi chợ về của bà của mẹ.
Trang 1/3 - Tổng số 33 bài viết