• Trở về trang chủ
  • Văn hóa du lịch

Cập nhật 09/04/2013 12:00:00 SA

Chùa Tùng Vân, đình Thổ Tang điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng tại Việt Nam

Chùa Tùng Vân là ngôi chùa cổ, lớn nhất khu vực huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc). Xây dựng cách đây hơn 300 năm vào thời Lê Huy Tông, và được cấp bằng chứng nhận di tích văn hóa cấp quốc gia năm 1992. Mặc dù trải qua những thăng trầm, biến cố của các cuộc chiến tranh trong lịch sử dân tộc, rồi qua nhiều đợt tu bổ, trùng tu nhưng trong chùa vẫn giữ được nguyên vẹn khá nhiều pho tương cổ cùng một số bảo vật vô giá. Với kiến trúc độc đáo mang đậm không gian văn hóa Việt, chùa Tùng Vân, Đình làng Thổ Tang đã và đang dần kiến tạo thành khu du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng lâu đời tại Việt Nam.

Con đường dẫn chúng tôi tới tham quan Đình làng Thổ Tang và chùa Tùng Vân như trải rộng hơn với tia nắng chiều hiếm muộn của mùa đông giá lạnh, sau một hồi luồn lách qua mấy con phố nhỏ, với hai bên đường là những dãy nhà khang trang nằm san sát, những chiếc ô tô và các loại xe khác được xếp chật kín gần như không còn trống. Trước mặt chúng tôi là cổng chùa Tùng Vân. Cổng chùa không quá to nhưng vẫn toát lên phong thái uy nghi với những bậc đá rêu phong cùng cánh cổng dày khắc chạm nhiều khối hoa văn tinh xảo. Đầu tháng nên cuối năm có rất nhiều con nhang, phật tử quanh vùng đến thăm vãn và lễ tạ. Trên đó là mái tam quan được đại tu sửa chữa giữ nguyên vẻ cổ kính với mái ngói đỏ màu rêu phong, kế đến là thế giới của những viên đá quý với ý nghĩa phong thủy xếp tầng tạo thành một khu vực thanh tịnh và yên bình. Nơi đây theo như trao đổi với các tăng ni và phật tử của chùa cúng tôi được biết ngôi chùa này rất linh thiêng và được rất nhiều quý khách cả nước tham gia công đức xây dựng và tôn tạo với những nghĩa cử cao đẹp.

Được biết hằng năm còn có rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, các sinh viên chuyên ngành nghiên cứu văn hóa – nghệ thuật, tạo hình… tìm đến để khảo sát, tìm hiểu nét kiến trúc cổ của đình làng Thổ Tang và chùa Tùng Vân. Ngoài ra, còn có nhiều những giai thoại nói về sự linh thiêng của ngôi chùa. Ấn tượng đầu tiên khi bước vào chùa là không gian sạch sẽ, thanh tịnh. Chỉ cách nhau một bậc cổng, nhưng không gian và phong thái nơi đây khác hẳn với không gian đời sống nhộn nhịp bên ngoài.

Hiện nay tại chùa, Đại Đức Thích Nguyên Cao là trụ trì chùa Tùng Vân từ 2003, với một tuổi đời rất trẻ chưa quá 40 nhưng là một người có tâm đức hết mình cho Đạo Phật, thỉnh Đại đức chúng tôi được biết: Chùa Tùng Vân nằm trên địa bàn thị trấn Thổ Tang là ngôi chùa cổ, lớn nhất trong khu vực huyện Vĩnh Tường, được xây dựng cách đây 329 năm vào thời vua Lê Huy Tông và cũng được ghi vào di tích văn hóa cấp quốc gia từ năm 1964 như đình Thổ Tang, được nhận bằng Di tích cấp quốc gia năm 1992. Trải qua những thăng trầm biến cố, chùa Tùng Vân đã nhiều lần được trùng tu và lần gần đây nhất là đợt khởi công tu bổ giai đoạn 1 năm 2008 - 2010. Trong chùa hiện vẫn lưu giữ nguyên vẹn nhiều bảo vật như chuông đồng, khánh đồng… và nhất là một số pho tượng bằng đất nung, bằng gỗ trong đó có pho tượng Thích Ca Mâu Ni, tượng mẫu có niên đại cách đây gần 300 năm với nghệ thuật điêu khắc đỉnh cao đáng để cho các nghệ nhân và thợ giỏi chiêm ngưỡng học hỏi. Khác với kiến trúc của nhiều ngôi chùa trong vùng, chùa Tùng Vân được xây dựng gồm bảy gian, hai dĩ với hệ thống kết cấu nhiều hàng cột gỗ và đá. Pho tượng Đức Phật tổ thích Ca Mâu Ni từ nguyên khối xanh ngọc nặng hơn 18 tấn, cao 3,3 m, rộng 2,1 m, dày 1,2m. Khối ngọc tạc tượng quý hiếm và lớn nhất trong các khối ngọc tìm thấy tại tỉnh Yên Bái. Ngày 16/9/2011 là ngày diễn ra lễ công bố kỷ lục tượng Phật ngọc nguyên khối lớn nhất tại Việt Nam. Đại đức Thích Nguyên Cao còn chia sẻ thêm: “Trong nhịp sống bộn bề này, đôi khi người ta muốn sống chậm lại, đến chùa vãn cảnh để thâm tâm được an lạc, lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống. Cảnh trí nơi đây được bố trí theo ý nghĩa ấy để những thông điệp bình dị có thể len lỏi vào tâm hồn mỗi người. Cái riêng của cảnh chùa là sự giao thoa giữa tâm và cảnh. Tâm cảnh viên dung thì thế giới mới tròn đầy, và mùa xuân thường tại khắp thế gian. Chùa Tùng Vân được trùng tu và giữ được vóc dáng như ngày hôm nay là có công lớn của người dân Thổ Tang và Phật tử cả nước.”

chua-tung-van

 Đại Đức Thích Nguyên Cao

Cảnh quan kiến trúc trong khuân viên chùa là quần thể trang nghiêm và kín đáo, không lộng lẫy  mà uy nghi trầm mặc. Kiến trúc toát lên màu sắc tâm linh trang trọng  truyền thống nhưng rất thư thái tâm hồn cho các phật tử. Bố cục cơ bản tổng thể như các chùa chiền Bắc bộ Việt Nam và theo một quy định nghiêm ngặt về bố cục chuẩn của lễ bái tâm linh. Chứng tỏ trụ trì rất uyên bác về khoa học tâm linh truyền thống Việt Nam.

chua-tung-van

Tượng Đức Phật tổ Thích Ca Mâu Ni được chế tác từ nguyên khối ngọc xanh

Ngay chính giữa chùa là pho tượng Đức Phật tổ Thích Ca Mâu Ni từ nguyên khối ngọc xanh đã được sách kỷ lục xác nhận là pho tượng bằng đá quý lớn nhất Việt Nam và đã được trung tâm này đệ trình lên để xác nhận là kỷ lục của châu Á. Khối đá ngọc xanh này được tìm thấy ở Yên Bái (vốn là vùng đất nổi tiếng về các loại đá quý) được vận chuyển về chùa Tùng Vân vào đầu năm 2010. Việc phát hiện ra một khối ngọc xanh có trọng lượng lớn đến hàng chục tấn và rất ít tì vết đã gây ra sự ngạc nhiên cho giới nghiên cứu và kinh doanh đá quý trong nước. Theo lời của Đại đức Thích Nguyên Cao, trụ trì chùa Tùng Vân thì việc cưa, xẻ, đục, chạm khối ngọc được giám sát tỉ mỉ và làm kỳ công, phức tạp, mỗi chi tiết mỹ thuật chạm khắc đều phải thể hiện được thần sắc của Đức Phật (phần lộ ra bên ngoài) đúng với mô tả về 32 tướng tuyệt hảo trong kinh nhà Phật. Tượng mang vẻ đẹp sáng bóng dịu mát của màu xanh rất gần gũi với tâm nguyện hàng ngày mỗi người dân Việt Nam, hướng tới sự hòa bình. Sau hơn 5 tháng chế tác, tượng Phật Thích Ca Mầu Ni đã được hoàn thành gồm: pháp tòa và đài sen, cao 2.1m, dày 1,2m, nặng 4 tấn, được tạc liền khối dựa theo nguyên mẫu của pho tượng Phật Thích Ca Mầu Ni bằng đất nung có niên đại cách đây gần 300 năm và hiện đang được tôn thờ tại chùa Tùng Vân. Với những năng khiếu bẩm sinh và kết tụ tinh hoa, tâm huyết của các nghệ nhân thợ giỏi Viêt Nam đã chế tác ra những tác phẩm để đời giúp phật tử cảm nhận được cái “thần” của những bức tượng khi chiêm bái.

Hiện tại, chùa đang xây dựng giai đoạn 2 là phần làm cung thờ mẫu và nhà thờ tổ với quy mô hơn 3 tầng trên một diện tích rất lớn, khi hoàn thành chắc chắn sẽ góp phần to lớn vào cảnh quan tâm linh chung của chùa. Được biết chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Vĩnh Tường đang phê duyệt để nơi đây sẽ là khu du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng có pho tượng ngọc phật lớn nhất Việt Nam và châu Á.

Một số hình ảnh minh họa về chùa mà phóng viên ghi lại:

chua-tung-van

Một phần tổng thể kiến trúc chùa chụp từ cung Mẫu

chua-tung-van

Cổng chính chùa Tùng Vân

chua-tung-van

Cổng phụ

chua-tung-van


chua-tung-van

 

chua-tung-van

 

chua-tung-van


chua-tung-van

Chính diện pho tượng Quan âm chuẩn đề cổ tư thế đứng có giá trị rất cao về mặt nghệ thuật

chua-tung-van

Mặt cạnh pho tượng Quan âm chuẩn đ

chua-tung-van

Cảnh quan chùa giai đoạn 1 đã hoàn thành

chua-tung-van

Hành lang bên phải sau cải tạo

chua-tung-van

Xây dựng cung mẫu và nhà thờ Tổ ( Giai đoạn 2)

 chua-tung-van

Mặt bằng tầng 3 công trình cung mẫu và nhà thờ Tổ

chua-tung-van

Đại Đức giới thiệu quy mô xây dựng & cải tạo ( Giai đoạn 2)

theo langnghevietnam.vn

Danh sách hội viên

Đăng ký hội viên

Vui lòng điền thông tin đăng ký sau đây

Họ và tên
Giới tính
Email

Hát về Vĩnh Tường