Cập nhật 02/10/2012 12:00:00 SA

Phú Đa: Oai phong cổ tự - Đền đá 300 tuổi.

Đền Phú Đa toạ lạc trên cánh đồng xóm Giếng, xã Phú Hoa, tổng Tang Thác, huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây. Nay thuộc xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

 

 

 

Đền Phú Đa (Vĩnh Tường) nằm cách chân đê sông Hồng khoảng 200m, cách bờ vực độ 100m, xây dựng từ năm 1768, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 28, đời vua Lê Hiến Tông. Đền thiết lập thành 5 lớp.

- Lớp dụng 2 cột đá hình hộp, cao 4m.

15 copy.jpg
Cột trụ đá

- Lớp cổng qua 5 bậc đá.


16 copy.jpg
Cổng đền

- Lớp sân có 2 hàng tượng vệ sĩ đá, ngựa đá, voi đá, hai hàng đối diện nhau.

22 copy.jpg

23 copy.jpg
Hai hàng tượng đá


Lớp nhà Tiền tế có 10 tấm bia cỡ 1,48m x 0,94m và lớn hơn.

43 copy.jpg
Rất nhiều bia đá

- Lớp từ đường có ngai thờ bằng đá và bài vị.

48 copy.jpg
Ngai thờ đá

Vật liệu xây dựng chủ yếu bằng gỗ lim, đá xanh vững chắc, được vận chuyện toàn bộ từ Thanh Hóa ra, công trình cản nước và tiêu nước có tính toán kỹ lưỡng, đền Phú Đa (Vĩnh Tường) trải qua 240 năm, chưa hề bị suy suyển chút nào, kể cả sự uy hiếp của những trận lụt khủng khiếp; bất chấp nạn hoả tai, không thể bén lửa vào đâu được.

28 copy.jpg
Công trình đền Phú Đa (Vĩnh Tường) là một kỳ công của kiến trúc và sức người. Những bệ đá xanh được vận chuyển nguyên khối nặng hàng chục tấn, những cây Lim cổ thụ dài 25m dùng làm xà kèo được đục đẽo tinh xảo chạy dài suốt 5 gian nhà

25 copy.jpg

Đền thờ Lãng Phương Hầu Nguyễn Danh Thưởng, người làng Phú Đa (Vĩnh Tường), tiên phong đặc tiến, phụ quốc thượng tướng quân, tham mưu trung quân Đô Đốc phủ, khâm sai kiểm sát thất thành.


Phối thờ với lãng phương hầu, có phu nhân họ kim hiệu Từ Nhân, tướng công họ Nguyễn tự phúc lễ, chính thất họ trần, tướng công họ Nguyễn hiệu khiêm Tố.

 

Trước đây, đền thờ được coi như nhà thờ tổ của dòng dõi danh tướng Nguyễn Danh Thưởng. Tháng 3 năm 1990, đền được nhận bằng công nhận di tích lịch sử do sở văn hóa tỉnh Vĩnh Phú cũ cấp. Từ đó đến nay, đền được xem như niềm tự hào của toàn thể nhân dân xã Phú Đa (Vĩnh Tường) . Tuy nhiên, người trông nom ngôi đền cổ này vẫn được chính quyền giao cho đích thân con cháu cụ Nguyễn Danh Thưởng trông coi nhang khói.


52 copy.jpg

Cụ Nguyễn Danh Thảo có trên 30 năm trông nom đền thờ của cụ tổ mình

 

Cụ Nguyễn Danh Thảo (78 tuổi) là người vinh dự được giao trông nom ngôi đền này từ chú ruột là cụ Nguyễn Danh Phú tính đến nay đã hơn 30 năm kể lại rằng. Thời Pháp ngôi đền là nơi che giấu cán bộ Việt Minh. Thực dân Pháp đã cho phá dỡ toàn bộ tường bao quanh đền bằng đá ong để xây lô cốt chống lại Việt Minh và kiểm soát nhân dân. Không những thế, chúng còn thường xuyên bắn cà-nông vào ngôi đền, tuy nhiên đạn của chúng cũng không thể phá hủy được ngôi đền kiên cố này.


55 copy.jpg

Đến đạn cà-nông của Pháp cũng không phá hủy được

lớp tường đá ong vững chắc của ngôi đền.


Tuy nhiên, vào ngày mồng 4 tháng 3 năm Kỷ Sửu, kẻ gian đã đánh cắp con Nghê đá trên cột trụ trước cổng đền. Điều này đã gióng lên hồi chuông về trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn di tích lịch sử của toàn thể nhân dân. Chúng ta cần nâng cao ý thức gìn giữ di sản văn hóa này cho con cháu đời sau.

 

Chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng toàn cảnh sự uy nghiêm của ngôi cổ tự này:


15 copy.jpg

Hai cột đá trên lối dẫn vào đền niên đại 240 năm


59 copy.jpg

Con nghê trên đỉnh cột thứ nhất đã mất đầu do bom dạn chiến tranh

 

60.jpg

Cặp rồng đá nơi bậc tam cấp của cổng

17 copy.jpg
Cặp chó đá tinh xảo giữ cổng

19 copy.jpg
Hai tượng đá gác cổng to như người thật

32 copy.jpg
Khoảng sân trước đền nơi đặt hai hàng tượng đá
và cây hoa hồng có hoa nở 365 ngày trong năm


24 copy.jpg
Cặp sư tử đá trấn giữ cửa đền

27 copy.jpg
Văn sĩ trông bia đá trong đền

26 copy.jpg
Bệ thờ và quán tẩy bằng đá dành cho việc tế lễ

30 copy.jpg
Hai ông chắp bút trước cửa hậu cung

46 copy.jpg
Ngai thờ đá nơi đặt bài vị danh tướng Nguyễn Danh Thưởng

47 copy.jpg
Phối thờ với lãng phương hầu, có phu nhân họ kim hiệu Từ Nhân, tướng công họ
Nguyễn tự phúc lễ, chính thất họ trần, tướng công họ Nguyễn hiệu khiêm Tố.


29 copy.jpg
Toàn bộ bằng gỗ Lim một người ôm không xuể

45 copy.jpg
Tường bằng đá ong vững chãi


53 copy.jpg
Ngói vảy rồng có hoa văn tinh sảo duy nhất ở Việt Nam

66 copy.jpg
Cạnh đền, một trong những lô cốt cuối cùng còn lại từ thời Pháp

69.jpg
Thực dân Pháp đã dỡ tường của ngôi đền
để lấy đá ong cổ xây nên chính lô cốt này


34 copy.jpg
Tác giả bên tượng voi 240 năm tuổi

39 copy.jpg
Ngôi đền nằm một mình giữa những đầm lúa mênh mông

Hữu Công

Danh sách hội viên

Đăng ký hội viên

Vui lòng điền thông tin đăng ký sau đây

Họ và tên
Giới tính
Email

Hát về Vĩnh Tường