Cập nhật 31/10/2020 12:00:00 SA

Di tích lịch sử miếu Tây Lư, xóm Mới A xã Thượng Trưng

Di tích miếu Tây Lư là di tích lịch sử- cách mạng :Nơi diễn ra nhiều hoạt động cách mạng góp phần quan trọng trong việc đấu tranh giành chính quyền ở Vĩnh Tường nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung ( giai đoạn 1939-1945) và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 
I/   Địa điểm di tích
Miếu Tây Lư thuộc địa giới hành chính thôn xóm Mới A . xã Thượng Trưng, Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc.
        Xã Thượng Trưng nằm ở tiếp giáp phía tây liền kề với huyện lỵ. Tổng diện tích tự nhiên 596,34 ha với dân số 2626 hộ và 9504 nhân khẩu (số liệu tính đến 01/4/2019) , xã Thương Trưng hiện gồm 13 thôn : Xóm Lâm, Xóm Mới A, Xóm Mới B, Chùa Chợ, Thọ Trưng, Thạch Ngoã, Xóm Đơi, Phú Hạnh, Phú Trưng A, Phú Trưng B, Phú Trưng C, Phú Thứ A, Phú Thứ B;
          Vị trí tiếp giáp của thượng Trưng: Phía đông giáp với xã Vũ di, Vĩnh sơn ( huyện Vĩnh Tường); Phía Tây Nam giáp xã Phú Thịnh , Lý Nhân  (huyện Vĩnh Tường); Phia  Nam giáp xã Tuân Chính, thị trấn Vĩnh Tường ( huyện Vĩnh Tường); Phía Bắc giáp xã Tân Cương, thị trấn Thổ Tang ( huyện Vĩnh Tường);
        Thôn xóm Mới A dân số 245 hộ  với trên 800  nhân khẩu ( số liệu tính đến tháng 9 năm 2019), Phía tây giáp xã Phú Thịnh, phía bắc giáp xã Tân Cương, Thôn chùa Chợ, phía đông giáp thôn Xóm mới B, phía nam giáp thôn Xóm Lâm 
         Thượng Trưng là một vùng đất cổ được hình thành bởi sự bội đắp phù sa của sông hồng xưa . hiện nay, dấu tích bồi tụ của sông Hồng vẫn còn, dải vòng  cung Thượng Hạ Hạnh, đầm Thượng, đầm Hạ , đầm Hạnh, đầm Minh bây giờ chính là luồng lạch của sông hồng. Tên gọi Thượng Trưng đã có từ thời Lý Phật Tử- Hậu Lý Nam đế ( 571- 603 ), cách ngày nay khoảng 1.400 năm
      Làng Thọ Trưng là một trong 10 làng/ xã của tổng Thượng Trưng, Phủ Vĩnh Tường xưa, bao gồm: Vũ Di, Yên Nhiên, Bồ Điền, Huy Ngạc, Yên Cát,  Phú Hạnh, Phú Trưng, Thượng Trưng, Thọ Trưng, Phú Thứ .Xã Thượng Trưng ngày nay được hình thành trên cơ sở của 5 làng cổ trước đây là : Thượng Trưng, Thọ Trưng, Phú Trưng, Phú Thứ, Phú Hạnh.
      Về địa danh hành chính; Ngược dòng lịch sử, qua từng thời kỳ lịch sử, Tây Lư (thôn xóm Mới A ngaỳ nay) thuộc những địa danh hành chính sau;
       Thời Hùng Vương, thuộc Bộ Văn Lang;
       Năm 257 TCN, Thục phán An Dương Vương lập nước Âu Lạc, thuộc
Vùng đất Mê Linh;
      Năm 111 TCN, thuộc huyện Mê Linh, Quận Giao Chỉ;
     Từ thế kỷ III đến thế kỷ thứ V thuộc huyện Mê Linh, quận Tân Xương;
     Từ thế kỷ VI- thế kỷ X, thuộc huyện Tân Xương, quận phong châu, Thừa Hoá;  
   Thời Trần(thế kỷXIII đến thế kỷXIV) thuộc châu Tam Đái, lộ Đông Đô;
   Thời Minh(đầu thế kỷ XV) Tây Lư thuộc châu Tam Đới, Lộ Đông Đô;
   Cuối thời Hậu Lê, đầu thời Nguyễn (đầu thế kỷ XIX), Tây Lư thuộc huyện Yên Lạc, phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây;
    Năm 1821, Tây Lư thuộc phủ Tam Đa, trấn sơn tây; 
    Năm 1822, triều vua Minh Mạng nhà Nguyễn, trấn đổi thành tỉnh thì đất đai Tây Lư thuộc tỉnh Sơn Tây;
    Năm 1899, cho đến cách mạng tháng Tám( 1945), Tây Lư thuộc Làng Thọ Trưng, tổng Thượng Trưng, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên;
    Tháng 5/1946, 5 làng của tổng Thượng Trưng là: Phú Trưng, Thọ Trưng, Phú Thứ , Phú Hạnh và Thượng Trưng hợp nhất thành xã Minh Đức thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên. Xóm Tây Lư thuộc làng Thọ Trưng xã Minh Đức, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên; 
    Năm 1959, Xóm Tây Lư sát nhập vào xóm Mới xã Minh Đức, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên. Đến tháng 8/ 1965, xã Minh Đức trở lại lấy tên là xã Thượng Trưng;
     Năm 1977, huyện Vĩnh Tường sát nhập với huyện Yên Lạc thành huyện Vĩnh Lạc, địa danh Tây Lư thuộc Xóm Mới, xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú; 
     Năm 1996 , tách trả huyện Vĩnh Lạc thành 02 huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc, thôn Xóm Mới thuộc xã thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phú;
     Năm 1997, tỉnh Vĩnh Phú được chia tách thành hai tỉnh: Vĩnh Phúc và Phú Thọ, thôn Xóm Mới  thuộc xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; 
     Năm 2001, thôn Xóm Mới được tách thành 2 thôn là thôn Xóm Mới A

và thôn Xóm Mới B ; Từ đó đến nay, Miếu Tây Lư thuộc thôn Xóm Mới A  xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. 

II/ Sự kiện, nhân vật lịch sử của di tích
1  / Sự kiện, nhân vật lịch sử. 
Di tích miếu Tây Lư là di tích lịch sử- cách mạng :Nơi diễn ra nhiều 
hoạt động cách mạng góp phần quan trọng trong việc đấu tranh giành chính quyền ở Vĩnh Tường nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung ( giai đoạn 1939-1945) và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
       Cho đến ngày nay , khi quan sát kỹ địa điểm toạ lạc của miếu Tây Lư mới thấy được  vị thế  cực kỳ quan trọng  cây cối um tùm , có thế “ Tiến khả dĩ công, thoái khá di thủ”  . Bởi thế trong thời kỳ vận động cách mạng 1938-1945, miếu Tây Lư là nơi ở, nơi làm việc, nơi nuôi  dấu, nơi diễn ra nhiều cuộc họp của các cán bộ cấp cao  của Đảng ở trung ương và địa phương như; Cụ Hoàng Quốc Việt, Đào Duy Kỳ, Đặng việt châu, Trần Bảo, Khuất Thị Vĩnh, Lê Thu Trà… Tại đây trong những năm 1938-1945 đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng để đi đến cuộc khởi nghĩa ngày 21/8/1945 ở Phủ Vĩnh Tường.
      Ngược dòng lịch sử giai đoạn cách mạng ( 1939-1945), ở Thượng Trưng là nơi có phong trào cách mạng rất phát triển:
     Ngày 27/11/1939, đồng chí Đào Duy Kỳ đại diện  xứ uỷ bắc kỳ và đồng chí Lê Xoay phụ trách phong trào cách mạng ở Vĩnh Yên đã triệu tập các đảng viên về dự hội nghị ( ở nhà ông Xã Thi, xóm Mới) và tuyên bố thành lập chi bộ Đảng Thượng Trưng. Chi Bộ Thương Trưng lúc đầu có 5 Đảng viên là các đồng chí: Nguyễn văn Khé, Nguyễn Văn Khủng, Bùi Khắc Cạnh, Trần Văn Thiều và Vũ Đình Thảo do đồng chí Nguyễn Văn Khé làm Bí thư. Để bổ xung  lực lượng, tháng  01/1940, Chi Bộ kết nạp ông Kim Văn Điện ( phó tổng ) vào Đảng nâng số đảng viên của chi bộ lên 6 đồng chí .
      Giữa những năm 1940, cơ quan xứ uỷ Bắc kỳ chuyển về vĩnh Tường đóng tại Thương Trưng, là sự kiện quan trọng và vinh dự cho Thương Trưng . Từ đây phong trào cách mạng Thượng Trưng không những có sự chỉ đạo của Phủ vĩnh Tường, Ban cán sự Vĩnh Yên mà còn được sự dìu dắt của xứ uỷ Bắc kỳ.
       Trong các năm 1940- 1941, cơ sở Thương Trưng  vinh dự được đón cán bộ trung ương, Xứ uỷ Bắc kỳ, khu uỷ và ban cán sự Vĩnh Yên như các đồng chí Hoàng Quốc Việt uỷ viên thường vụ trung ương kiêm Bí thư Xứ uỷ Bắc kỳ; các đồng chí  Đào Duy Kỳ, Trần Đăng Ninh, Đào Văn Trường, Trần Tử Bình, Trần Thị Minh Châu , Trương Thị Mỹ, Trần Thị Sinh, Khuất Thị Bưởi , Lê Thu Trà…và hơn 50 cán bộ các cấp đã qua lại hội họp, làm việc, nghỉ ngơi ở vùng Thượng Trưng. Cán bộ các tỉnh Phú Thọ , Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, tuyên quang ( thuộc khu Đ) thường về Thương Trưng dự hội nghị gặp xứ uỷ xin chỉ thị công tác hoặc chữa bệnh, nghỉ ngơi. Một số cán bộ hoạt động vùng Bắc Ninh, Thái Nguyên , Hà Đông, Sơn Tây.. Bị địch phát hiện truy lùng đã được cấp trên điều về Thương Trưng tạm lánh, chờ đợi .
      Từ khi chuẩn bị để cơ quan xứ uỷ về đóng trên địa bàn, Ban cán sự Vĩnh Yên  lần lượt phân công các đồng chí Lê Xoay, Vũ Mùi, Trương Đình Hùng , Khuất Thị Bưởi, Nguyễn Văn Hoà, Lê Thu Trà vừa phụ trách phong trào cách mạng phủ Vĩnh Tường, vừa trực tiếp phụ trách cơ sở Thượng Trưng, hướng dẫn dìu dắt chi Bộ Thượng Trưng từng bước công tác; Đồng thời làm tròn cả hai nhiệm vụ, Xây dựng mạng lưới gia đình cơ sở và lực lượng tự vệ tin cậy , Xây dựng Mặt trận phản đế và các đoàn thể trong Mặt trận. 
        Phong trào cách mạng tỉnh Vĩnh Yên, trong đó có phủ Vĩnh Tường thời gian này khá mạnh. Tháng 3/1940, Ban  vận động liên tỉnh Vĩnh Yên- Phúc Yên được thành lập, sau đó tháng 8/ 1940 tách ra thành lập riêng. Ban cán sự tỉnh Vĩnh Yên, chi bộ Thượng Trưng vinh dự được cử các đồng chí nguyễn văn Khé, Bùi Khắc Cạnh di dự các kỳ hội nghị lịch sử này. Cơ quan tuyên truyền Xứ uỷ cùng Ban cán sự Vĩnh Yên đã trực tiếp chỉ đạo cơ sở Thương Trưng tổ chức chu đáo các ngày kỷ niệm 10 năm thành lập Đảng ( 06/ 01/ 1930-06/  01/ 1940); Ngày quốc tế lao động 1/5; mít tinh kỷ niệm Cách mạng tháng  Mười Nga ( 07/ 11/ 1917 -  07/ 11/ 1940)  khởi nghĩa Bắc Sơn tháng 9 / 1940.
     Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tháng 4/1941, Ban cán sự Vĩnh yên quyết định thành lập Phủ uỷ Vĩnh Tường ,Tổng uỷ Thượng Trưng và Tổng uỷ Đồng Phú. Hội nghị đại biểu các cơ sở  Đảng trong Phủ Vĩnh Tường đã về xóm Tây Lư, Làng Thọ Trưng để dự hội nghị. Tại nhà ngang ông  Kim Văn Điện ( Tổng Điện), đồng chí Phạm Cao Quát( Tức Thành)- Bí thư Ban cán sự tỉnh vĩnh Yên tuyên bố thành lập 2 Ban Tổng uỷ Thượng  Trưng và tổng uỷ Đồng Phú , Tổng uỷ Thượng Trưng có 5 uỷ viên do đồng chí Nguyễn văn Khé làm Bí thư ,  từ đây phong trào cách mạng phủ Vĩnh Tường trong đó có các làng ở vùng Thượng Trưng có bước phát triển mới cả về số lượng và chất lượng. Lần đầu tiên hệ thống tổ chức Đảng ở địa phương từ Chi Bộ đến Tổng uỷ, Phủ uỷ được hình thành. Sự ra đời của Chi Bộ Thượng Trưng ( tháng 11/1939) và Tổng uỷ Thượng Trưng ( tháng 4/1941) đánh dấu bước trưởng thành phát triển quan trọng về tư tưởng và tổ chức của Đảng Bộ Thượng Trưng sau này;
       Tháng 5/1941, Mặt trận Việt Minh  ra đời.  Ngày 14/7/1941,Tổng ủy Thượng Trưng và Tổng ủy Đồng Phú đã phối hợp tổ chức mít tinh , ở khu cửa miếu Tây Lư để  ủng hộ  liên bang xô viết chống phát xít Đức xâm lược và hô hào quần chúng yêu nước gia nhập Mặt trận việt minh đánh thực dân pháp đuổi phát xít nhật. Miếu Tây Lư  cũng là nơi lá cờ đỏ sao vàng  đầu tiên của huyện Vĩnh Tường  do cán bộ Xứ ủy Bắc kỳ, Tỉnh ủy Vĩnh Yên, Phủ ủy Vĩnh Tường đã chỉ đạo cho Tổng ủy Thượng Trưng và Tổng ủy Đồng Phú treo công khai  tổ chức cuộc mít tinh  ngày 14/7/1941 ủng hộ  liên bang xô viết chống phát xít Đức xâm lược và hô hào quần chúng yêu nước gia nhập Mặt trận  phản đế   đánh  pháp đuổi  Nhật.    
         Có thể nói, phong trào cách mạng  ở vùng Thượng Trưng trong thời kỳ mặt trận phản đế có bước phát triển khá mạnh, trở thành căn cứ hết sức tin cậy  của cơ quan Xứ uỷ Bắc Kỳ, để nhiều cán bộ Trung ương, Xứ uỷ, Khu uỷ Đ và ban cán sự Vĩnh yên về hoạt động an toàn. Được như vậy là do quần chúng nhân dân Thượng Trưng giàu long yêu nước, tin Đảng, trung thành với cách mạng, đồng thời  được nhiều cán bộ cấp trên quan tâm bồi dưỡng, chỉ đạo sát sao, trực tiếp là Ban cán sự vĩnh Yên và Phủ uỷ Vĩnh Tường ;
          Trong tháng 10/1944, đồng chí Hoàng Quốc Việt cùng các đồng chí Khuất Thị Bưởi , đồng chí Lê Thu Trà ,đồng chí Trần Thị Minh Châu đã về Thượng Trưng kiểm tra phong trào , làm việc với ban vận động xây  dựng Mặt trận Việt Minh Vĩnh Tường, chỉ thị một số công tác cụ thể. Thi hành chỉ thị của cấp trên, Phủ bộ Việt Minh Vĩnh tường đã phân công cán bộ về làng xã bố trí mạng lưới giao thông lien lạc, xây dựng một số nhân tố mới bí mật hoạt động trong đám quan lại ở trong phủ và trong đám tổng lý các tổng lân cận . Nhờ đó mà tinh thần cảnh giác, ý thức giữ gìn bí mật được đề cao, đồng thời sớm phát hiện những âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng của bọn quan lại và tổng lý phản động để tìm cách đối phó. Ta đã xây dựng được một cơ sở ở chợ Mơ  (Sơn Tây) làm nơi đón tiếp cán bộ sang tìm nguồn mua được 10 khẩu sung trường và gia đình còn rèn cho ta hang loạt dao găm loại nhỏ đem về trang bị  cho lực lượng tự vệ chiến đấu; ngoài ra, phủ bộ Việt Minh Vĩnh Tường còn cử cán bộ đến vùng Thùng Mạch xây dựng cơ  sở Mặt trận Việt Minh nhằm vào các gia đình có nghề rèn lấu đời  nhờ họ rèn cho ta một số dao kiếm.
        Ngày 09/3/1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng thực dân pháp để trừ hậu hoạ. Tình thế đã thay đổi, ngày 12/3/1945, thường vụ Trung ương Đảng đã họp và ra chỉ thị” Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” . Chỉ thị vạch ra kể thù chính trước mắt của cách mạng nước ta là phát xít Nhật do đó phải nâng hình thức tổ chức và đấu tranh lên trình độ cao hơn, mạnh mẽ hơn, để tập dượt cho quần chúng tiến lên giành chính quyền. Biện pháp then chốt để phát động cao trào chống Nhật, cứu nước là khẩu hiệu “ Phá các kho thóc,  cứu đói cho dân”
      Cuối tháng 5/1945 đồng chí Đặng Việt Châu, Trần Bảo về Vĩnh Tường cùng đồng chí Khuất thị Bưởi liên tiếp mở các lớp bồi dưỡng về phương pháp tổ chức và vận động quần chúng đấu tranh ở thời kỳ cao trào theo tinh thần chỉ thị của trung ương Đảng ngày 12/3/1945 cho cán bộ ở những nơi có phong trào mạnh. Tại Thượng Trưng, các đồng chí đã mở  hai lớp huấn luyện ở xóm Tây Lư. Một lớp dành cho cán bộ toàn phủ Vĩnh Tường và một lớp dành riêng  cho cán bộ cơ sở Thượng Trưng .  
         Tháng 6/1945, đồng chí Hoàng Quốc Việt về Vĩnh Tường, đến Thượng Trưng truyền đạt cho cán bộ địa phương năm vững nội dung chủ yếu và các biện pháp thực hiện 10 chính sách lớn của Tổng Bộ Việt Minh trong vùng giải phóng.
         Trong lúc nạn đói khủng khiếp chưa bị đẩy lùi, thì lũ lụt chưa từng có lại đến . Đầu tháng 8/1945, mực nước sông hồng , sông phó đáy lên rất  cao, đến ngày 18/8/1945 đê quảng cư bị vỡ; Tiếp đó ngày 20/8/1945 lại vỡ đê Diệm xuân. Nước lũ đã  đổ vào đồng nhấn chìm 100% diện tích lúa . màu ngoài đồng, làm hư hỏng và cuốn trôi nhiều nhà cửa , tài sản của nhân dân, xóm làng bốn bề mêng mông nước trắng. Chính quyền tay sai tỉnh, Huyện, xã vô trách nhiệm phó mặc cho dân. Để đảm bảo tính mạng và tài sản cho dân trước khi đê vỡ , vào ngày 13-14/8/1945, cán bộ cấp trên và phủ bộ Việt Minh đã đi xem xét đê điều, họp bàn với cán bộ các cơ sở trong phủ Vĩnh Tường về các biện pháp cấp bách như huy động thuyền, người  đến nơi ngập lụt, đồng thời cán bộ lãnh đạo Mặt trận Việt minh và uỷ ban dân tộc giải phóng  phủ Vĩnh Tường cũng chuyển về làng Bích Đại để tiện bàn liên lạc và chỉ đạo,  khi  đê vỡ Uỷ ban dân tộc giải phóng các xã trong tổng thượng Trưng đã huy động lực lượng người , thuyền, mảng, chuyển người già, trẻ em, trâu bò, tài sản lên mặt đê, anh em tự vệ được giao tuần tra, giữ vững an ninh trật tự cả ngày lẫn đêm, đồng thời chuẩn bị lực lượng sẵn sàng nhận lệnh điều động khẩn cấp của cấp trên. Mặc dù nạn đói, nạn lụt đang gây ra hoạ khủng khiếp nhưng khi nhận được tin Nhật đầu hang đồng minh, nhiều nơi trong tỉnh vĩnh Yên đã chủ đồng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi;
         Ngày 20/8/1945, theo lệnh của cấp trên, Uỷ ban dân tộc giải phóng Thượng Trưng đã cử người đem thuyền đi đón các đồng chí trong Phủ  bộ việt Minh Vĩnh Tường  đang chỉ đạo công tác  ở các làng , xã đưa về làng Bích Đại để họp hội nghị bàn  khởi nghĩa . Các đồng chí Khuất Thị Bưởi , Đặng Việt Châu phụ trách Vĩnh Tường triệu tập hội nghị  mở rộng ở làng Bích Đại để bàn khởi nghĩa giành chính quyền Phủ vĩnh Tường.
        Sáng 21/8/1945 dưới sự chỉ huy của uỷ ban dân tộc giải phóng  Vĩnh Tường, đông đảo tự vệ chiến đấu, và các hội viên cứu quốc trong Phủ đi trên hơn 30 chiếc thuyền , có hang trăm tự vệ trong đó có lực lượng của vùng Thượng Trưng kéo về |Thổ Tang  tham gia khởi nghĩa giành chính quyền  ở Phủ vĩnh Tường . Mặc dù bọn Quốc dân Đảng phản động và bọn lính bảo an ngăn cản, nhưng trước sức mạnh áp đảo của đoàn quân khởi nghĩa , chúng phải lùi bước, Tri phủ Vĩnh Tường Phạm Gia Thịnh  phải đầu hàng và ra lệnh cho bọn cảnh sát khố sanh nộp toàn bộ súng đạn cho quân khởi nghĩa . Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Phủ Vĩnh Tường  hoàn toàn thắng lợi, chính quyền tay sai bị giải tán, Uỷ Ban nhân dân cách mạng lâm thời Vĩnh Tường  được thành lập, do đồng chí Đặng Hữu Khiêm làm chủ tịch .
       Như vậy, từ khi có ánh sáng cách mạng của Đảng rọi đến, nhân dân các làng ,xã Thượng Trưng một lòng đi theo Đảng, hăng hái tham gia các tổ chức và đấu tranh theo khẩu hiệu của Đảng đề ra. Những khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn các gia đình cơ sơ, nhất là người dân xóm Tây Lư, các hội viên quần chúng cứu quốc vẫn đùm bọc, che chở cán bộ , chờ đón lien lạc để tiếp tục hoạt động. Phong trào địa phương trước Cách mạng tháng tám khá mạnh, nên được cán bộ cơ quan, cán bộ cấp trên (Tỉnh , Khu, Xứ Uỷ) thường xuyên về Thượng Trưng ăn , ở và làm việc. Chính nhờ điều kiện thuận lợi này mà cơ sở cách mạng , các tổ chức quần chúng càng được mở rộng, củng cố , phát triển mạnh và đều.
         Miếu Tây Lư năm 1971-1973 là nơi làm việc của huyện uỷ Vĩnh Tường. Theo tháng năm đến nay, ngôi miếu cổ Tây Lư mặc dù vẫn nhỏ bé, đơn sơ, năm gỏn gọn trong cây cối um tùm bao bọc, song lại chứa đựng trong đó những giá trị lịch sử to lớn, gắn với thời kỳ vận động cách mạng giải phóng dân tộc giai đoạn 1939-1945 . Bởi thế, năm 2011, UBND tỉnh vĩnh Phúc tặng bằng khen cho miếu Tây Lư, xã  Thượng Trưng do có thành tích tham gia trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước. theo Quyết định 1441 QĐ-KT ngày 20/6/2011)
       2   /Miếu Tây Lư nơi thờ thần linh bản thổ và thờ vọng vị thần Lý Nhã Lang;
Theo lời kể của nhân dân địa phương Miếu Tây Lư thờ thần linh bản thổ, theo tín ngưỡng dân gian đây là vị thần trông coi cai quản vùng đất này
  Bên cạnh đó ,miếu Tây Lư còn thờ vọng hoàng tử Lý Nhã Lang con của Lý Phật Tử( tức Hậu Lý Nam Đế. Vì dân cư ở đây chủ yếu là tách ra từ làng Thọ Trưng xã Thượng Trưng, nên họ cũng mang theo tín ngưỡng thờ thành hoàng làng  của làng Thọ Trưng ( thờ Lý Nhã Lang ) bên cạnh nội dung thờ thần linh bản thổ; 
        Lịch sử hành trạng vị thần Lý Nhã Lang được tóm tắt như sau;
      Từ đầu công nguyên, sau khi cuộc kháng chiến của nhân dân ta do hai Bà Trưng lãnh đạo chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc bị thất bại, đất nước ta lại tiếp tục bị các triều đại phong kiến Trung quốc là Hán- Ngô- Tề- Lương cai trị. Không cam chịu ách áp bức của ngoại bang, mùa xuân 542, dưới sự lãnh đạo của Lý bôn ( còn gọi là Lý Bí ). Nhân dân ta khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Lương, giành laị độc lập vào tháng 1 năm 544,  Lý bôn lên ngôi vua, xưng là Nam việt Đế , lập ra nhà nước phong kiến tự chủ đầu tiên của nước ta, đặt tên là Vạn xuân .
      Đầu năm 545, nhà Lương đem quân tái chiếm nước ta, Lý Nam Đế tổ chức kháng chiến nhưng thất bại, ông phải lẩn tránh về động khuất Lão . Sau đó nhiễm lam chướng mà lâm bệnh qua đời, binh quyền được trao cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục xưng là Triệu Việt Vương cho quaanlui về đầm Dạ Trạch ( nay thuộc Hưng Yên) và tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến thắng lợi đánh đuổi giặc Lương, giải phóng đất nước.
       Lại nói về thân thích  của vua Lý Nam Đế. Sau khi ông qua đời, anh ruột là Lý Thiên Bảo chạy lên động Dã Năng ( biên giới việt Lào) chiếm giữ vùng đó và tự xưng là Đào Lang Vương. Năm 555 Lý Thiên Bảo chết, có một tướng cùng họ, cháu Lý Nam Đế là Lý Phật Tử lên thay. Lý Phật Tử cât quân đánh Triệu việt Vương nhưng trận nào giao chiến cũng đều bị thua. Biết đánh ngay không được, Lý Phật Tử bèn bàn với tướng sỹ xin hoà cho quân nghỉ ngơi để chờ thời cơ, sau đó sai sứ thần mang vàng bạc châu báu sang cống Triệu Việt Vương để giảng hoà. Nghĩ đến ơn sâu nghĩa nặng với Lý Nam Đế  khi trước, Triệu Việt Vương đồng ý, cắt đất giao quyền cho Lý Phật Tử, lấy bãi Quần Thần ( thuộc Thượng Cát, Hạ Cát – Từ Liêm – Hà Nội) làm gianh giới .
           Cuộc chiến tạm ngừng , Lý Phật Tử có điều kiện củng cố lực lượng, khi ấy vua Lý tuổi cao mà chưa có con trai, vào một ngày đẹp trời vua đi tuần du tới xã Chu Chàng, Phủ tam Đới, đạo Sơn Tây thấy phong cảnh đẹp liền dựng hành cung nghỉ lại ít ngày . Một đêm khi đang ngủ say  được thần nhân báo mộng là sẽ kết duyên với một người con gái họ Lã ở đây. Tỉnh giấc , nhà vua liền cho hỏi , quả nhiên người con gái ấy có thực, tên là Lã Ngọc Thành, đức độ ,thuỳ mỵ ,nết na, lại có nhan sắc tuyệt  trần ít  ai sánh kịp , nhà vua vô cùng ưng ý tuyển làm phi tần thứ 3 . Sau mấy năm chung sống ý hợp duyên hoà , Lã Nương rất được nhà vua sùng ái. Vào một đêm trăng thanh gió mát, bà nằm trên gác hiên ngủ quên , mộng thấy một đám mây ngũ sắc toả sáng rồi một con rồng vàng hiện ra nhả vào miệng bà một viên ngọc, bà nuốt đi. Từ đó bà có mang, đến ngày 1 tháng 2 năm Giáp Dần bà hạ sinh được một người con trai khôi ngô tuấn tú, tướng mạo phi phàm, trán rộng và cao, long mày dài gần đến tai, tay dài quá gối, chân nổi hai chữ đỏ, mắt sáng như ngọc. Lúc bà đang sinh trong cung bóng  hào quang rực sáng, nước cam tuyền chay đầy đường, thật là điềm lạ. Khi lên 3 tuổi, nhà vua mới đặt tên cho con là  Nhã Lang , 8 tuổi, Nhã Lang đã học sâu biết rộng, văn võ kiện toàn, thông minh hơn đời, đức độ hơn người. Lý Phật Tử lấy làm mừng lắm bèn thực hiện mưu kế cầu than với nhà Triệu để dò xét vật báu mà thực chất là những bí mật quân sự. Lúc bấy giờ , Triệu Việt Vương có một con gái là Tuyền Nương công chúa, vua Lý liền cầu hôn cho Nhã Lang . Vua Triệu liền ưng thuận và đồng ý cho Nhã Lang đến ở rể. Từ đó tình hoà hiếu giữa hai bên càng thêm thắm thiết. Nhã Lang làm rể Triệu Việt Vương trong một năm, ông hết sức giữ ý tứ, giữ gìn nên không lộ ý gì khác. Khi ấy Nhã Lang được 9 tuổi, Tuyền Nương 13 tuổi . Một hôm Nhã Lang bảo Tuyền Nưởng rằng “ ngày trước nhà ta hai bên phụ vương có thù oán, nay đã hết, hai ta thành vợ thành chồng tình nghĩa trăm năm ấy là do số trời đã định . Vậy nàng chớ có tiếc ta mà giấu diếm ta điều gì. Hồi ấy hai bên có binh đao vì sao vua cha đánh trận nào cũng thắng”, Tuyền Nương liền ngầm đem nỏ thần ra cho Nhã Lang xem và giảng giải cho chồng biết Triệu Việt Vương vì có nỏ thần nên đánh Lý Phật Tử trận nào cũng thắng. Nhã Lang liền làm một cái giống hệt rồi đánh tráo lấy nỏ thần. Mưu sâu đã thực hiện xong, Nhã Lang xin phép Triệu Việt Vương về thăm Lý Phật Tử mang theo nỏ thần, cùng vua cha tổ chức quân binh đánh úp Triệu Việt Vương . Do chủ quan với tình hoà hiếu lâu nay, vua Triệu không kịp phòng bị, nỏ thần lại bị tráo mất nên yếu thế không chống được, phải tự vẫn ở cửa biển Hải Nha;
          Sau 24 năm ở ngôi , nhà Triệu bị tiêu diệt, Lý Phạt Tử lên ngôi, hiệu là Hậu Lý Nam Đế, lên ngôi, Lý Phật Tử có ý muốn lập Nhã Lang làm thế tử nhưng vị là con phi tần thứ 3, sợ bị hại do lòng ghen ghét đố kỵ nên Nhã Lang cùng mẹ là bà Lã Ngọc Thành về quê Chu Chàng sinh sống. Ổ quê, chàng tập luyện võ nghệ, chiêu mộ quân lính, giúp dân lành diệt tà trừ quái, lại được thuỷ thần cho kiếm cho nên vô cùng tài giỏi khiến cho hổ báo, quỷ ma phải kinh sợ, nhân dân mếm phục. Ngoài Chu Chàng là nơi cung - nơi đóng quân chính, Nhã Lang còn lập ngoại cung để bảo vệ ở một số nơi khác . Vùng Bích Chu – Thủ Độ cũng được Nhã Lang cho lập một ngoại cung có quân đóng  giữ. Đến thăm Thượng Trưng, thấy hai người con gái xinh đẹp, nết na là Bùi Ngọc Nương và Thuỷ Quế Nương , Nhã Lang liền lấy làm vợ. Sau đó,  có tin báo nhà Tuỳ cho đại quân xâm lược nước ta. Vâng lệnh vua cha, Nhã Lang truyền lệnh cho 60 xã lân cận vùng Sơn Tây – Châu Ái huy động 2 nghìn nội đạo thị vệ và 3 vạn lính rồi chia 2 đường thuỷ bộ tiến đánh giặc tuỳ, Nhã Lang cưỡi ngựa cầm thần kiếm chỉ huy, chỉ một trận giặc Tuỳ đã thua chạy tan tác về phương Bắc .
         Giặc tan, đất nước trở lại thanh bình, ông về kính báo tin thắng trận, cùng vua cha mở hội ăn mừng, khao thưởng quân sĩ rồi trở về Chu Chàng. Được một thời gian thì mẫu than của ông qua đời, ông cùng dân làng mai tang chu toàn. Đến mùa đông khoảng ngày 18 tháng Mười, Nhã Lang cầm kiếm đi chơi cùng hai tiể đồng, đến gò Thổ Lư bỗng thấy một đám mây trắng nổi lên trước mắt, rồi một ông cụ râu tóc bạc phơ chỉ vào ông mà rằng : “ Thiên đình đã định mời ông về trời không nên chậm trễ”, nói rồi biến mất, Thấy vậy Nhã Lang liền dâng thần kiếm tung lên trên không. Kiếm bay về núi Bàn Sơn ( Châu Ái) còn ông cũng bước vào đám mây biến mất. Hai tiểu đồng chạy về hô hoán ầm ĩ , dân làng ra thì chỉ còn thấy một chiếc mũ và một dải đai để lại trên gò đất. Tưởng nhớ ông dân làng đã lập một lăng ở đây. 
         Tiếc thương người con tài giỏi, có công đã hoá thánh, nhà vua liền xuống chiếu cho lập đền thờ , hàng năm tổ chức quốc tế ( tế theo nghi lễ của các bậc hoàng thân quốc thích), các xã nơi Nhã Lang đến đều lập đền thờ ông.
           Vùng đất Thượng Trưng  vốn là quê của các vợ ngài, đến khi có đình thì rước thần hiệu  của Nhã Lang vào thờ thành hoàng làng mình , bốn mùa hương khói cúng lễ mong được thần hiền linh che chở.
 
 

Danh sách hội viên

Đăng ký hội viên

Vui lòng điền thông tin đăng ký sau đây

Họ và tên
Giới tính
Email

Hát về Vĩnh Tường