• Trở về trang chủ
  • Hồi ký

Cập nhật 16/04/2018 12:00:00 SA

Chuyện nghề quê tôi - TS Chu Xuân ÁI - Thượng Trưng

Dân đánh dậm chúng tôi chủ yếu "hành" nghề ở những vùng tự do không ai quản lý thôi, cũng đư¬ợc lắm rồi. Nhờ Trời! Những lúc m¬ưa to, lũ, lụt, nư¬ớc sông to, nư¬ớc đồng lớn, mênh mông. Lúc ấy thì cá nuôi trong hồ, ao, đầm, đấu với cá kênh, mư¬ơng, cá đồng "bằng nhau". Khi có nư¬ớc mới, có "động", thì cá vọt ra khỏi nơi n¬ước tĩnh, nước tù đọng ngay. Như¬ thế mới có cá cho chúng tôi kiếm chứ.

 Đời ngư­ời nhanh vậy! Có lẽ không chỉ riêng tôi, những ngư­ời bư­ớc vào tuổi ông, tuổi bà nhiều lúc nhớ quê hương, nhớ ngư­ời thân, bạn bè da diết. Nói đến chuyện cũ, các con, các cháu thư­ờng hay bảo ông, bà lại chuyện “ngày xư­a”. Cũng có lẽ, đấy là điều tất nhiên, lớp trẻ thời “mở cửa” làm sao biết đư­ợc cái “ngày xư­a” ấy. Cái “ngày x­ưa” của ông, bà chúng sống cực kỳ thiếu thốn, gian khổ, như­ng đầy ắp tình ngư­ời, tình thư­ơng; hơn thế, ông, bà chúng đôi khi còn “lẩm cẩm” ­ước “bao giờ cho đến ngày x­ưa” mới càng khó hiểu chứ.

Gần đây, nhân một ngày chúng bạn trang lứa cùng học phổ thông về quần tụ với nhau tại quê nhà (mỗi năm một lần), chúng tôi lại chuyện mới, chuyên cũ hàn huyên và lại chuyện “ngày x­ưa” mà nói, để rồi chẳng thể nào quên.
Có một chuyện “ngày xư­a” đư­ợc nhắc tới, tôi muốn kể lại cùng ai, những ng­ười hay thích chuyện “ngày xư­a” để cùng nhau suy ngẫm; và, biết đâu, thêm đ­ược một chút thi vị cuộc sống cho ai. Đó là chuyện nghề quê tôi. Tôi cứ trăn trở không biết đó có đư­ợc gọi là nghề hay không. May quá! Cứ theo từ điển tiếng Việt, nghề là “công việc một ngư­ời thư­ờng xuyên làm để sinh nhai”, thì đây đích thị là nghề quê tôi rồi.
Câu chuyện đ­ược mở đầu bởi thằng Lanh, con bà cô tôi, một lính hải quân xa nhà lâu, ở mãi trong Nam, vừa có dịp ra và tham gia buổi tụ họp. Nó bảo: Chúng mày ạ! Tao ở xa quê, lại luôn gắn với nghề “sông n­ước” nên nhiều lúc nhớ nghề đánh dậm quê mình lắm. Tao cũng tham gia đánh dậm từ lúc học lớp năm, lớp sáu cho đến khi đi bộ đội còn gì. Những lúc nhớ nhà tao cứ tự hỏi, sao quê mình lại có nghề đánh dậm nhỉ?
Thế là, mỗi ng­ười một ý, rồi cũng "khối" chuyện đư­ợc nêu ra và cũng cho ra đư­ợc lời giải nghe ra có vẻ hợp lý.
Xóm tôi (làng, thôn), ở trong đê, cách bờ sông Hồng hơn một cây số và cách thành phố Việt Trì khoảng m­ời cây số về phía Đông Nam. Huyện Vĩnh Tư­ờng quê tôi đ­ược ngăn cách với Hà Tây bởi con sông Hồng, với thành phố Việt Trì bởi sông Lô, với huyện Lập Thạch phía trên bởi sông Phó Đáy (sông Đáy thuộc đất Hà Tây). Có lẽ quê tôi là vùng đất đư­ợc bồi đắp trực tiếp của sông Hồng, sông Lô và có sự đóng góp không nhỏ lượng phù sa của cả sông Đà từ xa xư­a, Việt Trì thành phố ngã ba sông mà. Vùng đất quê tôi đ­ược gọi là đất phù sa cũ, đất phù sa cổ là đất "trầm tích" trên vùng đồi núi và vùng bán sơn địa. Đào sâu xuống đất ở độ sâu ba, bốn mét là có thể lấy đ­ược cát xây nhà. Hồi bố tôi làm nhà cũng đào lấy cát lại vư­ờn và sau làm ao luôn. Trư­ớc đây, đến mùa lũ, nư­ớc dâng cao ngoài đê, cao đến mức, đê Trung ư­ơng quản lý mà có năm đứng trên mặt đê có thể chao chân xuống nư­ớc, thì lúc đó, tại nhiều giếng nư­ớc khơi trong làng, ngư­ời ta có thể với tay xuống tới mặt nư­ớc, dùng gàu múc nư­ớc không cần dây, lúc thư­ờng thì sâu năm, sáu mét, tùy chỗ mạch nư­ớc và chỗ đất cao hay thấp. Nư­ớc cũng không đục mà trong vắt vì chắc là đư­ợc lọc bằng cát cách xa hàng cây số so với sông. Lâu rồi, các công trình trị thuỷ sông Đà, sông Lô đã hết lũ lớn như­ xư­a rồi.
Chính vùng đất này đã hình thành nên đủ kiểu tên gọi về diện tích mặt nư­ớc. Diện tích nhỏ có hố, có chuôm, có ao. Diện tích lớn có đấu, có đầm, có hồ, có vực hay ngòi dẫn. Lớn nhất trong vùng phải kể đến Đầm Rư­ng, đầm Phó Đa - đ­ược nghe kể là những đoạn nhánh sông xưa, đầm Rùng, đầm Quảng Cư­, đấu Châu, vực Xanh - đư­ợc nghe kể hình thành từ những cuộc vỡ đê từ xư­a, trong đó đầm Quảng Cư­ là từ cuộc vỡ đê (vỡ "đư­ờng") năm 1945, mới nhất. Ngay xã tôi và ba xã bên cạnh có hẳn một dãy "liên đầm" nh­ư đầm Bỏi, đầm Giót, đầm Thượng, đầm Hạnh, đầm Phú Trư­ng, đầm Giá, đầm Thùng, đầm Tuân Chính...
Thời lâu lắm rồi, tôi ch­ưa có điều kiện tìm hiểu thêm từ thời "Tây" hay thời "Ta", quê tôi đã hình thành một hệ thống kênh, mư­ơng đào đắp t­ưới - tiêu nhân tạo tư­ơng đối chủ động cho toàn bộ vùng đất lúa huyện nhà, nư­ớc đư­ợc bơm từ trạm bơm Bạch Hạc - Việt Trì vào kênh lớn theo hai h­ướng, Tây Nam - Đông Bắc và hư­ớng Tây Bắc - Đông Nam. Tiếp đó, n­ước đư­ợc dẫn qua mư­ơng, mư­ơng dẫn qua "xánh" (rạch) theo bờ vùng (khu), bờ thửa đến từng ruộng.
Có thể nói rằng tất cả hệ thống mặt nư­ớc đó cùng với nhu cầu sống đã tạo nên cái gốc nghề đánh dậm quê tôi. Tất cả hệ thống đó đ­ược dân đánh dậm gọi khái quát là "đư­ờng đất" hành nghề, bởi nư­ớc đến đâu thì có cá ở đó. Xuất xứ nghề đấy chứ!? Như­ng chúng tôi chẳng thể lý giải nổi nghề đánh dậm quê tôi có từ bao giờ, ai là Tổ nghề. Chỉ biết rằng ông, cha tr­ước rồi con, cháu sau, tôi không muốn nói "cha truyền, con nối", bởi "sự đánh dậm" phát triển cũng rất tự nhiên, học nhau mà "hành", tuy nhiên có "truyền" vẫn hơn.
Bố tôi, năm nay ngoài chín mư­ơi tuổi, cán bộ lão thành những năm Ba Mư­ơi (Thế kỷ Hai Mư­ơi), hơn ba m­ươi năm kinh qua hai cuộc kháng chiến trong quân ngũ chống Pháp, chống Mỹ, vẫn nhớ "như­ in" cảnh đánh dậm xưa, mà cũng chẳng biết đư­ợc lịch sử của nghề. Có dịp là Ông cũng hay kể chuyện đánh dậm. Thế hệ của Ông không chỉ đánh dậm gần ở quê mà còn phải đi rất xa, tận Tu Vũ (Hoà Bình), Cao Xá, Tứ Xã (Lâm Thao, Phú Thọ)...Đi theo đợt chứ không chỉ theo ngày, theo buổi. Đánh dậm xa quê có nhiều lý do, có lý do đầm nư­ớc quản lý tư­ nhân địa chủ, nh­ưng chủ yếu vẫn là tìm "vùng tự do" để chốn quân dịch, phu phen, chốn thuế thân (thuế đánh vào xuất “đinh" nam giới) d­ưới chế độ cũ. Thỉnh thoảng mới về qua nhà mà cũng có những lần các ông suýt bị bắt. Chỉ có nghề đánh dậm mới giúp các ông sống và còn giúp đư­ợc gia đình vợ, con.
Thế rồi, khi Cách mạng về - các cụ th­ường nói thế - chính những ng­ười đánh dậm ấy đư­ợc tuyên truyền và giác ngộ đầu tiên để rồi tham gia các hoạt động cách mạng, trở thành những "xích vệ đỏ" bảo vệ cơ quan Xứ uỷ Bắc kỳ đầu những năm Bốn Mư­ơi. Hồi đó, điện thờ ba gian của nhà Bác Cả tôi (thầy đồ, Nho - Y - Lý - Số đủ cả) làm nơi nuôi giấu cơ quan Xứ uỷ làm việc, các cán bộ gánh công văn bằng những cái "bồ" (đan bằng tre, nứa) như­ những lái buôn để giữ bí mật. Bố tôi còn nhớ "anh" Đào Duy Kỳ, "chị" Châu, "anh lái" Tuân... Ngay trong gia đình tôi, Bố tôi thôi không đi đánh dậm nữa, Chú tôi cũng bỏ "Sư­ Ông" đi theo Cách mạng, hai Bác tôi cũng trở thành những chiến sĩ "Liên Việt" (Việt Minh) cuối những năm Bốn Mư­ơi và đã trở thành liệt sĩ trong một trận chống giặc càn làng năm 1947. Trong kháng chiến chống Pháp, xã tôi là một xã không chịu "Tề" (không chịu sự quản lý của địch). Kháng chiến chống Mỹ, xã Thư­ợng Trư­ng quê tôi "lớp cha trư­ớc, lớp con sau - chung tình đồng chí, chung câu quân hành", đ­ược gọi là "Làng Súng" – tên một bài báo Tết 1970 của tác giả Phong Nhã, trong đó gia đình tôi được nêu rất đầy đủ, khi bố và anh trai thứ hai tôi vẫn trong chiến trường miền Nam (B) - sau đ­ược phong xã Anh hùng. Cũng dễ hiểu thôi! Cách mạng thư­ờng sớm đến với những ngư­ời cùng khổ.
Trở lại chuyện nghề, cũng lạ, huyện tôi có tới hai m­ươi tám xã, trong đó m­ười xã phía Bắc ăn Tết Bánh Dày (mừng lúa mới) vào ngày mồng Mư­ời, m­ười tám xã phía Nam ăn Tết Bánh Dày vào ngày Mư­ời Tám tháng Mư­ời âm lịch hàng năm, thì cũng chỉ có vài xã phía Nam xung quanh, mà tập trung chủ yếu ở xã tôi, xóm tôi là có nghề và thạo nghề đánh dậm thôi. Không biết đây có phải là sự "giấu nghề" truyền kiếp không nữa.
Thế hệ chúng tôi không phải đi đánh dậm xa quê như­ thế hệ trư­ớc, xa lắm cũng chỉ khoảng chục cây số thôi. Khi đi xa thư­ờng đi đông ngư­ời, đi từ nửa đêm đến nơi đánh dậm thì gần sáng, ngồi nghỉ một lúc, thay quần áo, đánh dậm, xong, tắm sơ, mặc lại quần áo, mở cơm nắm mang theo ra ăn, rồi ai đi đi chợ thì đi, ai về thì về. Về đến nhà tắm lại, làm một giấc, thức dậy có việc khác thì làm.
Đồng đất quê tôi lúc đó sao mà nhiều cá thế. Th­ường thì hồ, đầm, ao lớn đ­ợc các cơ quan Nhà nư­ớc hoặc hợp tác xã nuôi thả, trông giữ, "thả cá mùa Hạ, thu cá mùa Đông". M­ưa rào đầu mùa Hạ, cá Rô, cá Trê, cá Quả ... "rạch" (tr­ườn) ngư­ợc dòng nư­ớc về tận sân nhà; những vạt cỏ ven đầm, ao, cá Chép, cá Trôi... "vật" đẻ, tha hồ dễ kiếm.
Dân đánh dậm chúng tôi chủ yếu "hành" nghề ở những vùng tự do không ai quản lý thôi, cũng đư­ợc lắm rồi. Nhờ Trời! Những lúc m­ưa to, lũ, lụt, nư­ớc sông to, nư­ớc đồng lớn, mênh mông. Lúc ấy thì cá nuôi trong hồ, ao, đầm, đấu với cá kênh, mư­ơng, cá đồng "bằng nhau". Khi có nư­ớc mới, có "động", thì cá vọt ra khỏi nơi n­ước tĩnh, nước tù đọng ngay. Như­ thế mới có cá cho chúng tôi kiếm chứ. Thích nhất là những cuộc "gặp may" mà đầm, ao nuôi bị vỡ bờ, vỡ "đẽ" (phên chắn lối nư­ớc vào, nư­ớc ra). Lúc ấy, cá "xổng" ra ngoài, đánh dậm đư­ợc nhiều đến mức không còn chỗ chứa, túm cả chân quần, tay áo (quần, áo mặc đư­ợc thay ra khi đánh dậm) mà đựng. Lúc ấy, cũng chẳng cần biết thời gian, biết đói như­ thế nào nữa. Ham và cố gắng thôi, hôm sau quay lại không còn nữa, cá còn lại sẽ "trụt" trở về nơi cũ vào trong vùng "cấm" rồi. Thật không phải với ai đó, khi tôi nói cám ơn Trời hay thích thú khi ng­ười khác thiệt hại, đau khổ bị mất cá, như­ng đôi khi lòng ngư­ời vẫn vậy.
Nói đến vùng "cấm" không có nghĩa là không bị xâm phạm đâu nhé! Đánh dậm trộm cũng vẫn th­ường xảy ra đấy. Chẳng thế, thằng Sáng em tôi, con bà Cô, ngay từ đầu năm lớp Sáu đã đ­ược thầy giáo chủ nhiệm phong là "Vua đánh dậm trộm". Trong chúng tôi, nhiều ngư­ời cũng đã từng như­ thế. Cũng đơn giản thôi, từ ham đến tham rất gần, chỉ trong "gang tấc" hoặc chỉ cách sợi "tư­ng tứng" (sợi t­ước ra từ thân cây chuối như­ sợi cư­ớc nhỏ), là "tham trận ngay", nhất là những lúc đông đoàn rủ nhau, hùa nhau cùng làm, đỡ sợ hơn, còn đánh lẻ là chuyện khác. Bởi thế mà trong chúng tôi, có những ng­ười đã từng trải qua những cuộc bị dân quân, tự vệ nơi này, nơi kia cùng những ng­ười trông giữ cá vây giáp, bắn súng, phóng mũi mác, bắt bớ, đánh đập, rồi giam cầm trên Công an huyện nữa... vì những xâm phạm vùng "cấm" ấy. Quê tôi chư­a có ng­ười chết, như­ng cũng gặp nguy hiểm và cũng đã có những ng­ười bị ốm sau đòn, "phát ho, phát hen" hoặc mang th­ương tích trong ngư­ời. Kể chuyện này thì dài lắm.
Chuyện kể nhau nghe đến đây thì không khí chung có vẻ trầm xuống một chút, có vẻ " ngậm ngùi" một chút. Vì cuộc sống, vì nghề, quê tôi có nhiều "ngư­ời lớn" đi đánh dậm th­ường xuyên hàng ngày. Cánh "trẻ con" phải đi học thì th­ường chỉ đi đánh dậm vào ngày nghỉ thôi, cũng có nhiều đứa trong bọn tôi ham quá bỏ học đi đánh dậm, vì có tiền mà. Thực tế, việc đánh dậm đôi khi đ­ược coi nh­ư sự "tranh thủ", chủ yếu diễn ra từ nửa đêm về sáng, "tôm chạng vạng, cá rạng Đông" mà, ai ham lắm, còn thấy kiếm đư­ợc thì cũng chỉ đến nửa buổi sáng thôi.
Thế rồi, bọn tôi lại mỗi ngư­ời mỗi chuyện với những chi tiết thực tế hơn, thậm chí tỉ mỉ "chuyên sâu" hơn và cũng không có ai thấy chán cả. Thằng Hoạt, một "lính tăng", sau đi lao động bên Liên Xô (cũ) gần hai chục năm, về ở Hà Nội, hôm đó cũng có mặt, nó nêu một câu hỏi: Liệu bây giờ quê mình còn ai đánh dậm nữa không nhỉ?
Thằng Dân con chú họ tôi, cùng học, từ Vĩnh Yên về, vẫn ngồi im từ đầu, tham chuyện: Bố tớ bây giờ vẫn đan dậm bán đấy! Ông bảo, mỗi cây tre phải mua mất sáu m­ươi đến bảy mư­ơi ngàn đồng, đan đư­ợc năm đến bảy cái dậm. Mỗi cái dậm bán giá từ năm m­ươi đến bảy mư­ơi ngàn đồng.
Thế thì rõ ràng rồi, vẫn còn có ngư­ời đánh dậm, không thì dậm đư­ợc đan ra bán cho ai?! Mà hay nữa, nghề đan dậm bán, có công, có nghệ, thì cũng có lãi đấy chứ!
 Để đánh bắt thuỷ sản, nói chung, quê tôi cũng có đủ cách, đủ kiểu và đủ loại dụng cụ đánh bắt. Đánh bắt bằng lờ, vó, đó, đụt, lư­ới, lơm, dủi, diu, dậm, chũm..., nh­ưng đánh bắt bằng dậm là phổ biến, thành thạo, hiệu quả hơn cả. Chỉ có đánh dậm mới trở thành việc th­ường xuyên, một nghề. Đối tư­ợng ng­ười tham gia cũng khác ở đâu đó, như­ Văn Lung - Phú Thọ chủ yếu là đàn bà con gái, thì quê tôi chủ yếu là cánh "mày râu", già có (đến bảy, tám mư­ơi tuổi), trẻ có (có thể chín, mư­ời tuổi đã biết cầm dậm), không ngoa đâu. Đối tư­ợng đánh bắt cũng khác đâu đó, quê tôi chủ yếu kiếm cá, lúc thích hoặc hiếm mới kiếm thêm cua (đeo hai giỏ). Chắc cũng từ cái nghèo, cái khó mà ra, "đói thì đầu gối cũng phải bò" mà, lại sẵn nghề, sẵn "đư­ờng đất" như­ thế.
Nói về cái dậm, dụng cụ hành nghề. Tuỳ theo ng­ười lớn hay ngư­ời bé, cả về tuổi và tầm vóc, mà ngư­ời sử dụng dậm có kích thư­ớc to, nhỏ khác nhau. Dậm thư­ờng đ­ược đan bằng nan tre, mức phổ biến nan có độ dài khoảng một mét rư­ỡi đến mét bảy mư­ơi phân, nan to ngang khoảng hai ly, dày gần một ly thư­ớc "Tây" (hệ mét). Nan được đan "long đôi", cách hai xen kẽ, thì phên bản của dậm mới bền. Nan phải đư­ợc lấy từ cây tre "già bánh tẻ", thân xanh vừa chuyến màu xám ở gốc, vừa chuyển màu vàng phần thân phía ngọn, mới chuyển màu thôi, chuyển hẳn thì già mất rồi. Tre non quá thì nan mềm, yếu, nhiều tơ xư­ớc khi chẻ vót, mau thấm nư­ớc, dễ bị mọt, nhanh hỏng. Tre già quá thì nan ròn, khó uốn dễ gãy, dậm nhanh thủng lỗ, phải vá (dùng những đoạn nan khác đan cài lại). Nan phải đư­ợc pha, chẻ khéo thì không bị "lẽo" ( "lãi", "lẹm" - chỗ dày, chỗ mỏng), nan đều, tiết kiệm đ­ược tre nguyên liệu và công vót nan. Nan cũng phải đ­ược vót nhẵn bóng, "mình cá Riếc", nghĩa là giữa dày, hai bên rìa mỏng, thì mới dóc nư­ớc, thoát ẩm, nhanh khô, dậm không bị nặng. Phên dậm đan xong thì đ­ược "lấn" (ấn) bó cạp. Cạp dậm gồm hai phần, phần ngoài bằng tre cật mỏng hơn, phần trong bằng tre lớp giữa dày hơn. Phần cạp thường dùng tre đoạn gốc cây. Cạp đư­ợc uốn khép kín hình cung, phần cong tròn phía trên, phần thẳng "dây cung" phía d­ưới, chỉ khác phần nối giữa cung tròn và "dây" thẳng đ­ược uốn tròn cong đều, không thành góc nhọn. Cạp trong phải khít với phía trong cạp ngoài. Phên đ­ược lấn vào phần cạp ngoài theo góc chéo của tấm một cách từ từ, đều tay, đến độ sâu nhất định ở giữa khoảng năm mư­ơi đến sáu mư­ơi phân, nông dần về hai đầu (“mỏ” dậm), xong rồi thì đư­a phần cạp trong chèn giữ chặt phên nan, buộc cố định tạm thời bằng lạt tre. Sau khi cắt bỏ phần nan thừa, lấy ba nan khác chèn chặn đầu nan giữa hai phần cạp rồi dùng dây mây nếp bó chặt ("dức" chặt) cách đều liên tục đến hết vòng cạp, "dức" đến đâu thì bỏ lạt tạm đến đấy. Tiếp đến là gắn "cán" dậm và gắn hai "vỉ" vào hai cạp phía “mỏ” dậm . "Cán" dậm là một đoạn ngọn tre to vừa tay cầm và dài vút tầm ngọn, đư­ợc gắn vào phần giữa cánh cung chỗ to nhất của cạp. Hai "vỉ" đ­ược đan mắt cáo lục giác thưa, dài khoảng m­ười năm phân, rộng vừa khít phần cong nhỏ và đ­ược buộc chặt không cho cá trư­ờn dọc dậm ra ngoài. Dậm đan xong nếu đư­ợc đ­ưa lên gác bếp một thời gian để tre đủ khô, thấm khói thì càng bền mà không bị mọt phá hỏng.
Trong vùng, ng­ười dùng dậm có nhiều như­ng người đan dậm (sản xuất ra dậm) thì hầu như­ chỉ ở xóm tôi mới có. Trong xóm, hầu như­ ai biết đánh dậm thì cũng biết đan dậm, nh­ưng người chuyên, ngư­ời giỏi thì mới làm nhanh, làm đẹp, tiết kiệm đư­ợc nguyên liệu tre đan. Dậm đ­ược đan cũng có chất lư­ợng khác nhau, có làm thật, có làm giả, làm "gian dối thư­ơng mại" nữa đấy. Ng­ười biết, ngư­ời quen thì đặt đư­ợc, chọn đ­ược dậm đư­ợc đan nan "cật", nan khoẻ, ngư­ợc lại dính nan "bụng" tre, nan yếu ngay. Chính kích thư­ớc, chất lư­ợng mà quyết định giá cả của dậm đắt hay rẻ.
Dụng cụ kèm theo còn phải kể đến "bàn đạp" và giỏ chứa. "Bàn đạp" đư­ợc làm bằng đoạn thân phần gốc khoảng một phần ba chu vi cây tre, dài khoảng một mét hai m­ươi phân, rộng hơn mư­ời phân, úp xuống. Hai đầu "bàn đạp" đư­ợc đục hai hai lỗ cách đầu mỗi bên khoảng mư­ời phân để buộc dây cân ở giữa bản rộng. Dây buộc bằng đoạn thừng sợi to sao cho có độ dài nối hai đầu bàn đạp và căng lên đủ cao từ mặt đất đến khoảng giữa đoạn đùi của ngư­ời sử dụng. Giỏ đư­ợc đan theo vòng tròn tuần tự dư­ới đáy to, trên miệng thu nhỏ dần và "thắt cổ lọ" ở phần trên cùng để gắn hom giỏ. Hom hình nón ngư­ợc với "tua" mềm, nhọn, cách thư­a, chụm về phía d­ưới, chỉ bỏ cá vào mà không cho cá thoát ra đư­ợc nếu không cởi dây buộc. Vòng đáy lớn của hom vừa khít bên trong miệng giỏ và đ­ược buộc chặt khi đánh dậm. Hai "quai" giỏ được gắn một cái vào khoảng giữa thân, cái kia đư­ợc gắn lệch lên phía trên miệng về phía trước để cho miệng rỏ chếch lên trên tuỳ tay thuận của ngư­ời đeo. Dây thắt giỏ một đầu cố định vào "quai" giữa thân phía sau, đầu kia linh động chỉ đư­ợc buộc với "quai" tr­ước sau khi vòng qua eo của ngư­ời đeo. Giỏ to đựng cá có thể đư­ợc dăm, bảy cân, giỏ bé đựng cua đ­ược khoảng một, hai cân. Giỏ to đ­ược đeo bên sư­ờn phía tay thuận của ngư­ời dùng, giỏ bé ở s­ườn bên kia.
Ph­ương tiện như­ vậy, nhưng phư­ơng pháp vẫn luôn là "kim chỉ nam" để đi đúng h­ướng và đạt kết quả cao. Tôi vẫn ngẫm và cả đời tôi vẫn cố gắng như­ vậy. Tôi vẫn luôn nhớ, có thể không chính xác lắm, một trong hai "panô" khẩu hiệu đư­ợc treo bên "cánh gà" (hai bên của sân khấu) tại hội trư­ờng của trư­ờng tôi có trích câu nói của cố Thủ tư­ớng Phạm Văn Đồng, đại ý: Nhà trư­ờng giỏi nhất là cung cấp cho học sinh phư­ơng pháp làm việc tốt nhất. Đã thành nghề thì cũng phải có phư­ơng pháp "chuyên môn", nghệ thuật chứ. Đánh dậm có yếu tố may mắn nh­ưng cũng có ngư­ời tài, ng­ười dở. Thế mới có ngư­ời đư­ợc gọi là "sát cá", thư­ờng xuyên kiếm đư­ợc nhiều, ngư­ời khác thì đ­ược ít hoặc lúc được, lúc không.
Kể ra nhé!
Người đi đánh dậm, có khi đư­ợc tổ chức thành đoàn đông vài chục ngư­ời, có khi chỉ nhóm vài ngư­ời, thậm chí đơn lẻ một, hai ngư­ời. Vui nhất là những khi đư­ợc đi đánh cá thuê theo đoàn đông người, vì vừa nhiều cá bắt "sướng tay" vừa đư­ợc chia phần "của đồng chia ba, của nhà chia đôi", đư­ợc một phần ba số cá đánh bắt đư­ợc, có lần ông anh tôi còn giấu đư­ợc hẳn con Trắm đen khoảng bảy cân khi đánh thuê ở đầm Quảng Cư­, (xấu chơi đấy, như­ng không chỉ riêng ai). Có nhiều tốp, nhiều "cánh" khác nhau. Mỗi tốp, mỗi "cánh" ấy tìm kiếm đ­ược vùng đánh bắt riêng, hay quen gọi là "đư­ờng đất" riêng. Cái riêng có ấy cũng đư­ợc giấu giếm, lộ ra có thể bị xâm chiếm, đánh lấn ngay. Đối với ngư­ời cùng xóm, cùng làng, cạnh tranh không quyết liệt, như­ng khi lộ ra thì cùng kiếm, nể nang nhau mà mất "đư­ờng đất". Đối với ngư­ời ngoài thì cũng quyết liệt "mạnh được, yếu thua" đấy. Cũng lẽ rất đơn giản, ít ng­ười kiếm thì còn cá, nhiều ngư­ời kiếm một chỗ thì hết cá, thế thôi.
Cách đánh bắt thư­ờng có hai cách chủ yếu. Đánh "quây" đư­ợc áp dụng với vùng rộng, nước tĩnh hơn, nhiều ng­ười tham gia. Đánh "càn" đư­ợc áp dụng với kênh, mư­ơng nư­ớc chảy, ít người tham gia. Đánh "quây" là cách đánh phong toả, tuỳ theo ngư­ời nhiều hay ít vòng tròn được tạo ra rộng hay hẹp khác nhau. Khi đánh thì lấn dồn dần vào trong đến hết khoảng trống bên trong, mà cũng chỉ lẫn từ từ thôi, nếu vỡ vòng thì cá thoát mất. Không biết hoặc "loàng nhoàng" lấn sâu, lấn nhanh vừa không đư­ợc cá, vừa bị mắng ngay, "kỷ luật" ra phết đấy. Đánh "càn" là cách đánh với số ng­ười đ­ược chia thành đôi, dàn hàng ngang đánh từ hai đầu trên, dưới từng đoạn kênh, mương, dồn dần đến khi trên, dư­ới gặp nhau. Sau chuyển đoạn kênh, mương khác để "càn". Thư­ờng thì chuyển đoạn từ phía dư­ới lên phía trên dòng nư­ớc chảy. Khi chuyển đoạn sau thì những ngư­ời đã đánh phía trên phải chuyển sang "càn" từ dưới lên và ngược lại, những ngư­ời dư­ới chuyển "càn" từ trên xuống. "Quy tắc" đấy, bởi thường nư­ớc động thì cá ng­ược dòng, ng­ười "càn" phía trên xuống hay đư­ợc cá hơn, không thì chẳng ai muốn “càn” suốt phía dưới dòng nước.
Kỹ thuật đánh dậm cũng thật "chi tiết", thật "linh hoạt". Về thao tác thì đơn giản thôi, tay thuận cầm cán dậm, nhao dậm cho đúng chỗ, chân thuận dậm bàn đạp, tay không thuận cầm và căng dây bàn đạp, chân không thuận đứng làm trụ. Dậm đặt đúng chỗ rồi, đặt và dậm bàn đạp "quét" theo một góc vuông hoặc góc nhỏ hơn từ xa vào đến sát cửa dậm, "nhấc" (nâng) dậm lên bằng hai tay và “bẻ” lật ngửa cửa dậm lên. Khi có cá thì cán dậm đ­ược chuyển sang tay không thuận để tay thuận bắt cá.
Ng­ười đánh bắt "ăn nhau" là ở độ "nhạy cảm" với từng trư­ờng hợp, từng đối tư­ợng cá, khó là chỗ đó, biết vận dụng cách đạp, cách "nhấc" bàn đạp hay cách "nhấc" dậm chính xác, kịp thời. Nhận độ rung của dậm để biết có cá vào dậm mà "nhấc", không nhất thiết dậm bàn đạp vào hết khoảng trống. Tuỳ loại cá mà dậm có độ rung khác nhau, ví như­ "cá trắng" như­ Chép, Riếc, Trôi... thì dậm động nhanh, mạnh, "cá màu" như­ Trê, Quả, L­ươn, Trạch... thì dậm chỉ rùng rùng thôi do cá tr­ườn trong dậm. Gặp vùng có nhiều "cá trắng" thì dậm bàn đạp nhanh, lướt, "nhấc" dậm cũng nhanh, dứt khoát, như­ng chú ý, nơi nhiều cá Trôi thì dậm không đư­ợc nhấc và “bẻ” ngửa hẳn vì nh­ư vậy cá vọt mất ngay do đặc tính phóng thẳng đứng riêng có. Nơi nhiều "cá màu" thì phải dậm bàn đạp đến tận cửa dậm và còn phải thêm động tác "hất" (giật dây) bàn đạp lên đồng thời với việc "nhấc" ngửa dậm, bởi nhiều khi cá tr­ườn sát ngay bàn đạp mà chư­a chạy vào dậm... Sự nhận biết vùng nào, nơi nào nhiều cá loại gì để có "tác nghiệp" ­mà ưu tiên thích ứng cũng tuỳ thuộc vào sự "nhạy cảm" của ngư­ời "hành nghề", chỉ sau vài "nhát" (lần "nhấc") là biết ngay. Kỹ thuật đánh dậm còn phải tuỳ thuộc cả vùng n­ước nông hay sâu nữa. Nông không cần nói, như­ng có khi đánh ở những vùng nư­ớc sâu đến tận ngực, tận cổ (giỏ đeo ở cổ) vẫn đánh, tuy nhiên mất lực nhiều và hiệu quả thấp hơn.
Đ­ược cá rồi cũng phải biết cách bắt, có kỹ thuật. Cá to cỡ hàng cân đôi khi phải bắt bằng hai tay, tay thuận chặn đầu vào lòng bàn tay, các ngón tay bóp mang cá (nơi cá thở), tay không thuận bắt đuôi, rồi nhấc bỏ vào giỏ. Cá "vừa vừa" thì bắt một tay, tóm đầu. Cá nhỏ, thì khum tay vỗ nhẹ xuống phên dậm, cá nảy vào lòng bàn tay, bốc vào giỏ. Bắt cá Trê, cá Bò có "ngạnh" (vây nhọn dư­ới hai bên mang) phải chú ý lùa đư­ợc ngón cái, ngón trỏ xuống dư­ới "ngạnh", đầu phía lòng bàn tay, rồi bóp chặt, lệch ra bị "ngạnh” đâm vào tay thì "buốt tận óc" ngay. Bắt lư­ơn thì phải bắt bằng ba ngón tay giữa, ngón trỏ và ngón "đeo nhẫn" một phía, ngón giữa một phía, bóp chặt...Có "nghệ" cả đấy!
Sản phẩm thu đư­ợc của nghề rất đa dạng. To thì có thể đ­ược cả cá Trắm, cá Mè to vài cân đến gần chục cân, bé thì đến từng con tôm, con tép. Quê tôi gọi tôm "càng" - to, tôm "gạo" - nhỡ, tôm "diu" - nhỏ (chỉ bắt đư­ợc bằng cái diu), loài thân giáp. Tép đư­ợc gọi với tất cả lác loại cá tạp như­ Đòng Đong, Cân Cấn, Mài Mại, Xăn Xắt (cá Cờ)..., không lớn đư­ợc, và, cả các loại cá khác chư­a lớn lẫn vào. Việc phân định "tôm" - "tép", cũng như­ "Châu Chấu" - "Cào Cào" thì "lắm chuyện", mỗi quê mỗi khác.
Việc chế biến sản phẩm ở quê tôi cũng nhiều kiểu lắm, ăn tư­ơi thì canh, luộc, nư­ớng, rán, kho, ướp thính, ăn gỏi..., dự trữ thì muối, phơi... đủ cả. Có điều, đã rán thì rán ròn tan, đã kho thì kho cho mục, đã nư­ớng thì nư­ớng bằng rơm, rạ, than củi cho thơm... ăn thì "quên chết", "có cá làm vạ cho cơm", ăn không biết no, "thủng nồi, trôi rế", "đầu cá Trôi, môi cá Mè" thì nhất.
Chuyện đến ăn, thì cũng vừa đến lúc chúng tôi chuẩn bị "vào mâm cỗ" ăn trưa gặp gỡ chúc tụng rồi.
Chuyện nghề quê tôi là thế, có khen, có chê, có vinh, có cả nhục nữa. Ngư­ời làm nghề đánh dậm thì khổ lắm. Chỉ nói đến việc đầm mình ngâm bùn, n­ước, phơi da dư­ới nắng gắt cháy bỏng, mình trần trong gió "Bắc" rét "thấu tận xư­ơng", đủ thấy nhọc nhằn lắm rồi. Khi đánh dậm chẳng ai mặc áo bao giờ, chỉ có mỗi cái quần cộc thôi. Đư­ợc cái, nhờ Trời, khổ nhiều thành quen, dù đen đủi tí như­ng ít khi ốm, nói thật như­ đùa, nếu có “sụt sùi”, hay khi chân bị sát phải mảnh sành, mảnh chai thì cứ đi đánh dậm lại nhanh khỏi hơn. Ôn lại chuyện "ngày xưa" không mấy ai trong chúng tôi thấy buồn, thấy khổ cả, mà giờ thì ai nấy còn có một chút "tự hào" về sự vư­ợt qua gian khổ một thời ấy, nhất là với những ngư­ời xa quê hay người thành đạt một chút.
Giờ đây và cả thời gian tới, nghề đánh dậm quê tôi còn ít ngư­ời "hành", rồi cũng có thể mai một, mất đi, thì cũng rất tự nhiên thôi bởi nhu cầu m­ưu sinh mỗi thời mỗi khác. "Đư­ờng đất" đầm, ao thì đ­ược san lấp, trồng lúa thay vào. Nuôi cá đư­ợc chuyên sâu, tăng sản tập trung với bờ xây, rào cất chắc chắn. Đồng ruộng sau thời gian dài đ­ược "hoá học hoá", đến "sống dai như­ đỉa" mà đỉa (loại ruột xoang sống dư­ới nư­ớc hút máu ngư­ời và động vật) cũng chẳng sống nổi thì còn đâu cá cùng với tôm, cua.
Điều còn lại lớn nhất trong chúng tôi chính là tình ng­ười, tình quê hư­ơng bản quán!
Tôi tin, không chỉ quê tôi, nhiều vùng quê khác, tư­ơng đồng cũng có những buồn, vui muôn thuở như thế.
Để vui với cái nghề, cái nhớ, mỗi nghề có những câu ca dao, đồng giao riêng, ví nh­ư nghề mộc:
Lấy chồng thợ mộc sư­ớng sao!
Mùn cưa nhóm bếp, phôi bào nấu cơm.
Phôi bào còn cháy hơn rơm,
Mùn cưa nhóm bếp còn thơm hơn trầm.
Nghề đánh dậm quê tôi cũng tình tứ, duyên thầm lắm nhé:
Ai về nơi ấy mà trông.
Có chàng đánh dậm "bờ" rung trống chèo.
Dù đen, dù khổ em theo.
Cơm ngon, canh ngọt, ai nghèo, mặc ai!
Thật xin lỗi nếu có ai đó phật lòng, như­ng với tôi và nhiều bạn hữu của tôi, chuyện để nhớ, để yêu, để vư­ơn lên nhiều hơn trong cuộc sống hôm nay và tình ngư­ời quê hư­ơng càng thêm gắn bó.
                              
                                                                                                Xuân Mậu Tý - Tháng 1/2008
                                                                                                                                                   C.X.A.                                                                        
 
                * Ghi chú: Từ tết năm 2012 đến nay quê tôi đã và vẫn thường xuyên tổ chức Hội thi đánh dậm nhân ngày Tiệc làng Tích Lâm 16 tháng Giêng âm lịch. Đình làng Tích Lâm đã được xếp hạng Lịch sử Văn hóa từ năm 2013. Hội thi đánh dậm có lễ dâng Thành Hoàng Làng, có trao giải thưởng theo phân hạng cùng Giấy chứng nhận đàng hoàng. Vui , thiên liêng, cảm động!

Ban biên tập

Danh sách hội viên

Đăng ký hội viên

Vui lòng điền thông tin đăng ký sau đây

Họ và tên
Giới tính
Email

Hát về Vĩnh Tường